Mẫu thay đổi mẫu dấu mới nhất theo quy định

Tác giả: Kim Chi
Ngày đăng: 06/06/2024

Mẫu thay đổi mẫu dấu là một phần không thể thiếu trong thủ tục làm hồ sơ thay đổi mẫu dấu. Bởi vì khi có đầy đủ mẫu thay đổi mẫu dấu thì doanh nghiệp mới có thể thay đổi được con dấu của mình. Do đó, việc tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về thay đổi mẫu dấu rất quan trọng. Bài viết này ONTAX sẽ cung cấp cho bạn thông tin về mẫu thay đổi mẫu dấu mới nhất theo quy định.

Phân tích những quy định mới nhất của pháp luật về mẫu thay đổi mẫu dấu.
Hình 1: Mẫu thay đổi mẫu dấu mới nhất theo quy định

Mẫu con dấu là gì ?

Con dấu là vật thể được khắc dấu để sử dụng đóng dấu lên các văn bản, hợp đồng, tài liệu, tài liệu cho doanh nghiệp, con dấu này được khắc riêng để đại diện cho doanh nghiệp theo quy định con dấu doanh nghiệp. Với con dấu trên các văn bản hay tài liệu sẽ nhằm xác thực tính pháp lý và cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp.

Mẫu con dấu là hình ảnh thể hiện thông tin về tổ chức, cá nhân sử dụng con dấu, được thể hiện bằng các chữ, số, ký hiệu được sắp xếp theo quy định trên khuôn dấu.

Mẫu thay đổi mẫu dấu là gì ?

Mẫu thay đổi mẫu dấu là một văn bản được sử dụng để đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi mẫu dấu của doanh nghiệp. Mẫu giấy này thường được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có thay đổi về thông tin pháp lý hoặc mẫu dấu đã sử dụng trước đây không còn phù hợp.

>>Tham khảo thêm: Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký mẫu con dấu doanh nghiệp

Khái niệm mẫu thay đổi mẫu dấu.
Hình 2: Khái niệm mẫu thay đổi mẫu dấu

Vì sao cần phải có mẫu thay đổi mẫu dấu ?

Mẫu thay đổi con dấu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch cho quá trình thay đổi. Dưới đây là một số lý do cần có mẫu thay đổi mẫu dấu:

  • Giúp cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm thông tin về tổ chức, doanh nghiệp, mẫu dấu cũ và mẫu dấu mới.
  • Giúp tổ chức, doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi mẫu dấu một cách hợp pháp và tránh được những tranh chấp pháp lý không đáng có.
  • Mẫu giấy thay đổi mẫu dấu sẽ được lưu trữ trong hồ sơ của tổ chức, doanh nghiệp nên đây cũng là bằng chứng quan trọng về việc thay đổi mẫu dấu.

Quy định về thay đổi mẫu dấu

Theo pháp luật tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 18/2020/TT-BTC quy định:

Trường hợp doanh nghiệp thay đổi mẫu dấu, thay đổi mẫu chữ ký của người ký chữ ký thứ nhất, người ký chữ ký thứ hai hoặc thay đổi người ký ủy quyền chủ tài khoản, người ký ủy quyền kế toán trưởng/phụ trách kế toán so với lần đăng ký trước: đơn vị, tổ chức lập Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký (Ký hiệu 02/MTK ban hành kèm theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP) gửi KBNN nơi giao dịch.

>>Tham khảo thêm: Cập nhật luật mới nhất về sử dụng con dấu doanh nghiệp

Mẫu thay đổi mẫu dấu

Mẫu thay đổi con dấu doanh nghiệp là văn bản được thực hiện các quy định của pháp luật, những mẫu thay đổi mẫu dấu này đều dùng với mục đích để thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp. Có hai mẫu thay đổi mẫu dấu mới nhất mà doanh nghiệp cần phải biết theo quy định của pháp luật sau:

Bao gồm giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu và mẫu thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu.
Hình 3: Mẫu thay đổi mẫu dấu

Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu

Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu mẫu chữ ký được ban hành theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP

Mẫu thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu

Mẫu được ban hành tại Phụ lục II-9 kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT

Thủ tục thay đổi mẫu con dấu

Để có thể thay đổi mẫu dấu thì các doanh nghiệp cần phải làm thủ tục thay đổi mẫu con dấu. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu hồ sơ theo quy định của pháp luật và đặc biệt là phải có mẫu thay đổi con dấu để cơ quan có thể nắm được thông tin về con dấu muốn thay đổi.

Hồ sơ thay đổi mẫu con dấu

Hồ sơ thay đổi con dấu doanh nghiệp bao gồm:

  • Thông báo thay đổi mẫu dấu doanh nghiệp tại Phụ lục II-9, Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT.
  • Giấy ủy quyền ( nếu ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký lại mẫu con dấu).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)
  • Bản sao công chứng căn cước công dân/chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật.

Thủ tục thay đổi mẫu con dấu

Bước 1:

Doanh nghiệp có thể tiến hành khắc con dấu mới, doanh nghiệp sẽ liên hệ với các công ty khắc con dấu hoặc liên hệ với phòng đăng ký kinh doanh để hỏi các cơ sở khắc dấu, phải đảm bảo trong việc lựa chọn công ty có đủ điều kiện khắc con dấu theo quy định.

Bước 2: 

Sau khi doanh nghiệp đã có con dấu mới và có đầy đủ về hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị thì doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở.

Thời gian có hiệu lực của con dấu là 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ theo quy định.

>>Tham khảo thêm: Thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp đơn giản

Tóm lại, việc thay đổi mẫu dấu cũng như sử dụng đúng mẫu thay đổi mẫu dấu theo quy định là cần thiết để đảm bảo tính pháp lý và hợp pháp trong hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét kỹ những quy định của pháp luật để thực hiện đúng mẫu thay đổi con dấu trong quá trình làm thủ tục thay đổi mẫu con dấu. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về mẫu thay đổi mẫu dấu.

Hãy liên hệ với ONTAX để được tư vấn miễn phí về dịch vụ thành lập doanh nghiệp nếu bạn cần sự hỗ trợ từ chúng tôi.