Ngành Spa đang phát triển rất nhanh chóng với sự ưa chuộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thư giãn, vì vậy, việc sở hữu giấy phép kinh doanh Spa sẽ là yếu tố then chốt dẫn đến thành công và xây dựng được lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa biết hoặc còn bối rối về các quy trình và thủ tục để xin giấy phép. Trong bài viết này, Ontax sẽ cùng bạn tìm hiểu về giấy phép kinh doanh Spa và các quy trình thủ tục để được cấp giấy phép kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh spa
các quy trình thủ tục để được cấp giấy phép.
Hình 1: Giấy phép kinh doanh spa và các quy trình
Mục Lục Bài Viết
Mục lục
Giấy phép kinh doanh Spa là gì?
Giấy phép kinh doanh Spa là một tài liệu pháp lý được cấp phép bởi cơ quan chức năng, như cơ quan quản lý kinh doanh hoặc cơ quan y tế, nhằm cho phép một cơ sở Spa vận hành và kinh doanh các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và thư giãn. Giấy phép này chứng nhận rằng cơ sở Spa đã tuân thủ các quy tắc, tiêu chuẩn và yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn và chất lượng dịch vụ.
Có bắt buộc xin giấy phép kinh doanh Spa
Để đảm bảo chất lượng của dịch vụ spa theo quy chuẩn & mặt bằng chung cũng như quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, mở spa nhỏ cũng cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP (16/03/2007) quy định việc mở tiệm spa nhỏ chỉ để massage mặt, chăm sóc da mặt, hay là chăm sóc body,… cũng cần đăng ký kinh doanh trước khi đưa vào hoạt động hợp pháp.
Điều kiện để có thể đăng ký giấy phép kinh doanh Spa
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì hiện nay hoạt động kinh doanh dịch vụ spa chăm sóc da không xâm lấn có thể được tổ chức dưới hình thức cơ sở dịch vụ thẩm mỹ.
Cơ sở hạ tầng
- Có địa điểm cố định
- An toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật
- Có khu vực tiệt trùng dụng cụ y tế (trừ trường hợp không có dụng cụ tiệt trùng hoặc hợp đồng tiệt trùng với cơ sở y tế khác)
Trang thiết bị y tế
- Phù hợp với chuyên môn của cơ sở y tế
Về nhân lực
- Mỗi cơ sở phải có một người chịu trách nhiệm kỹ thuật, phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp.
- Nếu cơ sở có nhiều chuyên khoa, chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm phải phù hợp với ít nhất một chuyên khoa.
- Người chịu trách nhiệm phải hành nghề tại cơ sở.
- Ngoài người chịu trách nhiệm, những người khác được khám, chữa bệnh tại cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện trong phạm vi được phân công.
- Người chịu trách nhiệm sẽ phân công các công việc chuyên môn cho người hành nghề dựa trên chuyên môn, văn bằng và năng lực của họ.
Lưu ý: Trường hợp kinh doanh Spa có bao gồm các hoạt động massage xoa bóp
Trong trường hợp này, chủ thể kinh doanh ngoài việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn phải xin cấp một số loại giấy phép sau:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo Nghị định số 09/2016/NĐ-CP.
- Chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và giấy phép hoạt động cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 38 của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh Spa
Đối với trường hợp xin giấy phép theo phương thức thành lập Doanh nghiệp thì Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Đối với trường hợp xin cấp giấy phép hoạt động Spa theo phương thức thành lập Hộ Kinh Doanh thì Uỷ ban nhân dân Quận/Huyện/Tp trực thuộc trung ương là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Quy trình và những thủ tục cần thiết để đăng ký kinh doanh Spa.
Mã ngành kinh doanh dịch vụ spa, chăm sóc sắc đẹp
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 các mã ngành đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Spa) bao gồm:
- 9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này gồm: dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…)
- 9631: Dịch vụ cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Chi tiết nhóm này gồm: Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi, cắt, tỉa và cạo râu; massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…
Mã ngành kinh doanh dịch vụ spa,
chăm sóc sắc đẹp
Hình 2: Các mã ngành về dịch vụ spa
Quy trình và những thủ tục cần thiết để đăng ký giấy phép kinh doanh Spa
Bước 1: Đăng ký kinh doanh spa không massage
Nếu đăng ký chăm sóc sắc đẹp không xoa bóp massage thì:
Cách đăng ký:
Cá nhân: Nộp hồ sơ tại Phòng ĐKKD cấp huyện.
Doanh nghiệp: Nộp tại Sở KHĐT cấp tỉnh, thành phố.
Hồ sơ:
- Đối với cá nhân:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Chứng minh thư sang tên (CMND/CCCD/Hộ chiếu)
- Biên bản thành lập hộ kinh doanh (nếu thành lập theo nhóm)
- Đối với doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Danh sách thành viên
- Chứng minh thư thành viên, người đại diện, người ủy quyền ký giấy phép
- Điều lệ công ty
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời gian trả hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
Bước 2: Cấp giấy phép mở Spa
- Hồ sơ cấp giấy phép:
- Đơn đề nghị
- 02 bản sao giấy phép kinh doanh công chứng
- 02 bản sao hợp đồng thuê mặt bằng, địa điểm công chứng
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh (bằng cấp, chứng chỉ, PCCC…)
- Thời gian trả hồ sơ: 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận
Tìm hiểu thêm: 4 bước làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh mỹ phẩm
Quy trình và những thủ tục cần thiết để đăng ký giấy phép kinh doanh Spa
(Ảnh minh họa)
Giấy phép này không chỉ bảo đảm tính hợp pháp cho các cơ sở Spa mà còn thể hiện cam kết về chất lượng dịch vụ cũng như sự tuân thủ quy định chuẩn mực của ngành và khi mở doanh nghiệp không biết chi phí như thế nào có bao nhiêu loại chi phí thì bạn có thể xem thêm bài viết này (tất tần tật về các loại chi phí cho doanh nghiệp mới). Hy vọng qua bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích hơn nữa khi bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp và sử dụng dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp từ chúng tôi.