Phí thành lập doanh nghiệp – 6 loại phí phải đóng khi thành lập doanh nghiệp

Tác giả: Tường Vy
Ngày đăng: 17/05/2024

Khi thành lập một doanh nghiệp mới, một trong những chi phí đầu tiên cần nghĩ đến là phí thành lập doanh nghiệp. Những khoản phí này đều được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật và cần được doanh nghiệp hiểu rõ để có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Hãy cùng Ontax tìm hiểu về phí thành lập doanh nghiệp là gì và các loại chi phí cần trản dành cho doanh nghiệp mới.

Phí thành lập doanh nghiệp

Các phí phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

Hình 1: Phí thành lập doanh nghiệp

Phí thành lập doanh nghiệp là gì?

Phí thành lập doanh nghiệp là những khoản tiền mà doanh nghiệp nộp khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, bao gồm: 

1. Phí đăng ký kinh doanh:

  • Đây là loại phí cần phải đóng khi bạn đăng ký thành lập doanh nghiệp mới.

2. Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:

  – Khoản phí sẽ được sử dụng để đăng tải thông tin về doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Chi phí đăng ký sử dụng con dấu:

   – Doanh nghiệp cần đăng ký sử dụng con dấu hợp lệ.

4. Các chi phí khác:

   – Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, có thể phát sinh các khoản phí khác như phí đăng ký tài khoản ngân hàng, phí mở mã số thuế,…Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tính đến các chi phí liên quan như chi phí luật sư, chi phí in ấn,…

Tham khảo thêm : 3 trình tự để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp 

Lệ phí đăng ký thành lập

Căn cứ Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định cụ thể về mức thu lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:

BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

SttNội dungĐơn vị tính Mức thu 
1Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp)Đồng/lần50.000
2Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp
aCung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệpĐồng/bản20.000
bCung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại hình doanh nghiệp.Đồng/bản40.000
cCung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp Đồng/báo cáo150.000
dCông bố nội dung đăng ký doanh nghiệpĐồng/lần100.000
đCung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lênĐồng/tháng4.500.000
Bảng 1: Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp

(nguồn: thư viện pháp luật) 

Ngoài ra, còn căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2024 là 50.000 đồng/lần.

Các doanh nghiệp có thể xem thêm những trường hợp được miễn lệ phí đăng ký lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp căn cứ Điều 5 Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định về các trường hợp miễn phí, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp. 

Chi phí thành lập doanh nghiệp 

Chi phí thành lập doanh nghiệp đã công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần

Theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định, trong thời hạn 30 ngày từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Doanh nghiệp phải thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Chi phí khắc con dấu 

Trên thị trường chi phí khắc con dấu tròn sẽ dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, phụ thuộc vào địa chỉ cung cấp dịch vụ và mẫu con dấu của bên yêu cầu. Đối với khắc con dấu tròn, mức chi phí sẽ giao động từ 80.000 đồng – 150.000 đồng.

Lưu ý: Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu tròn trên Cổng thông tin đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia trước khi sử dụng con dấu tròn để đóng dấu trên hợp đồng và thực hiện các giao dịch pháp lý.

Chi phí mua chữ ký

Chi phí mua chữ ký số kê khai thuế khi mở công ty thời hạn 1 năm dao động tầm khoảng 1.600.000 đồng và thời hạn 3 năm là 2.700.000 đồng.

Chi phí mở tài khoản ngân hàng

Chi phí duy trì tài khoản ngân hàng được free. Tuy nhiên ngân hàng sẽ bắt buộc ký quỹ gia hạn tài khoản: 1.000.000 đồng. Sau này nếu doanh nghiệp đóng tài khoản thì ngân hàng sẽ hoàn trả toàn bộ chi phí ký quỹ.

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp cơ bản bao gồm:

  • Bản sao y công chứng CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Bản sao y công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng theo mẫu của ngân hàng.
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng/Người phụ trách kế toán của doanh nghiệp.
Hình 1: Chi phí để mở tài khoản ngân hàng cho các doanh nghiệp

Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn?

Theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp phải sử dụng hoá đơn điện tử. Do đó, việc phát hành hoá đơn điện tử là khoản chi phí bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp.

Chi phí làm hóa đơn điện tử khoảng 685.000 VNĐ – 1.650.000 VND phụ thuộc vào số lượng hóa đơn đăng ký. Hóa đơn điện tử – Hóa đơn GTGT không giới hạn thời gian sử dụng.

Lệ phí công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp được miễn phí khi công bố mẫu con dấu qua mạng điện tử theo như quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

 Chi phí làm biển hiệu công ty

Mức giá làm biển hiệu tùy vào vị trí đặt biển của công ty. Chi phí làm biển dao động từ 200.000VND/SP đến 1.500.000VND/SP tuỳ thuộc vào kích thước và chất liệu biển hiệu.

Lệ phí môn bài cần đóng hết?

Mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp khi thành lập công ty căn cứ vào vốn điều lệ công ty, đưa chia thành 2 mức sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm.
  • Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ thì mức lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm.

* Lưu ý: Theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định Số 136/2016/NĐ-CP, Doanh nghiệp được thành lập năm 2021 được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập.

 Các chi phí thành lập doanh nghiệp khác

Ngoài những loại chi phí thành lập doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm một số các loại chi phí khác tùy vào yêu cầu của ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Một số chi phí khác doanh nghiệp cần chú ý như:

  • Chi phí cho trang bị cơ sở vật chất.
  • Chi phí thuê mặt bằng trụ sở, kinh doanh.
  • Chi phí thiết kế, in ấn.
  • Chi phí cho dịch vụ kê khai và đăng ký thuế lần đầu.
Hình 2: Các loại phí thành lập doanh nghiệp khác cần chi trả

Chi phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại ONTAX

Để thực hiện được các thủ tục đăng ký về thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp sẽ phải mất rất nhiều chi phí như đã được phân tích ở trên. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp lựa chọn việc sử dụng dịch vụ thì sẽ đỡ nhiều chi phí thành lập doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.

Đồng thời, bên Ontax sẽ thay doanh nghiệp hoàn thành các giấy tờ, thủ tục hành chính cần thiết, doanh nghiệp cũng không phải đến trực tiếp bất cứ cơ quan nào.Ngoài ra, Ontax sẵn sàng giải đáp các vấn đề và tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp. 

Các dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Ontax

Bảng giá này chưa bao gồm VAT (10%).

Bảng 2: Các dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Ontax

Việc hiểu rõ các quy định về phí thành lập doanh nghiệp là vô cùng quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp mới. Với sự hiểu biết rõ ràng về các quy định liên quan, chủ doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị nguồn lực tài chính phù hợp, qua đó tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết về phí thành lập doanh nghiệp này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. 

Tham khảo thêm : 6 điều kiện thành lập doanh nghiệp