Trong quá trình đăng ký thành lập của doanh nghiệp đều cần có những mẫu hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cảm thấy khó khăn do có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và các mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình cũng khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét những văn bản theo quy định của pháp luật để chọn đúng mẫu đơn đăng ký phù hợp. Để có thể giúp bạn dễ dàng trong việc đăng ký thì trong bài viết này ONTAX sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về 5 mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Mục Lục Bài Viết
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì ?
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc mà người thành lập doanh nghiệp cần phải đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ về mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp và nhiều giấy tờ khác theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì ?
Mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp là mẫu giấy tờ chính thức được lập ra do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, được sử dụng để đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 122/2020/NĐ-CP, bao gồm các loại hình như:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
Các loại hình đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hiện nay theo Luật doanh nghiệp có 5 loại hình đăng ký thành lập doanh nghiệp:
Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu hay còn gọi là chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và có nghĩa vụ bất động sản khác của doanh nghiệp như một phần vốn cổ phần của công ty.
Công ty TNHH một thành viên phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, muốn tách biệt tài sản cá nhân với tài sản doanh nghiệp.
Công ty TNHH một thành viên sẽ có pháp nhân vốn cổ phần tư nhân kể từ khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp và công ty một thành viên sẽ không được phép phát hành cổ phiếu.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Các thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, muốn huy động vốn từ nhiều người và chia sẻ lợi nhuận.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là cá nhân.
Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một công ty tư nhân. Chủ sở hữu công ty tư nhân là người đại diện theo pháp luật của công ty. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác.
Doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn thành lập, mua cổ phần, vốn góp vào công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Và doanh nghiệp tư nhân sẽ nhận được giấy đăng ký khi nộp đủ mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
Cổ đông của Công ty cổ phần sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong giới hạn số vốn góp vào công ty.
Công ty cổ phần sẽ có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp và các cổ đông sẽ có quyền được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là công ty có ít nhất 2 thành viên đồng sở hữu công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình cho các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh và công ty không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
5 Mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình
Trong quá trình làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì đều cần phải có khâu chuẩn bị hồ sơ, những giấy tờ trong hồ sơ cần chuẩn bị sẽ được hướng dẫn theo quy định của pháp luật. Trong đó mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng để hoàn thành thủ tục. Dưới đây là 5 mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 122/2020/NĐ-CP:
Mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên
Mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Mẫu đơn đăng ký thành lập Công ty cổ phần
Mẫu đơn đăng ký thành lập Công ty hợp danh
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là trình tự các bước thủ tục theo hướng dẫn của pháp luật để doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh.
Trước tiên là doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ cần thiết bao gồm các giấy tờ và mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Sau đó, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng, có 3 hình thức để nộp hồ sơ:
- Trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh
- Qua dịch vụ bưu chính
- Qua mạng thông tin điện tử
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp đăng ký kinh doanh.
Bạn có thể xem thêm về hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại 3 Quy trình thành lập doanh nghiệp – Khởi đầu cho sự thành công – ONTAX.
Tóm lại, đăng ký thành lập doanh nghiệp rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp và chuẩn bị đầy đủ mẫu đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp cho quá trình làm thủ tục đăng ký diễn ra suôn sẻ và hợp pháp. Vì thế, mà doanh nghiệp nên nắm rõ để đảm bảo hồ sơ cũng như thủ tục đăng ký của doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật để tránh những sai sót không đáng có. Mong rằng bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn.
Nếu cần thiết hãy tìm đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp của ONTAX để được hỗ trợ đăng ký thành lập doanh nghiệp.