Thành lập doanh nghiệp là một việc rất quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp biết về những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình làm thủ tục thành lập doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây ONTAX sẽ chia sẻ một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mà bạn cần quan tâm.
Mục Lục Bài Viết
Thành lập doanh nghiệp là như thế nào ?
Thành lập doanh nghiệp là quá trình hình thành nên một tổ chức kinh doanh hợp pháp có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập và đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Để thành lập doanh nghiệp thì cần phải lưu ý khi thành lập doanh nghiệp là đăng ký thành lập. Tức là doanh nghiệp sẽ đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Người thành lập doanh nghiệp cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp là sẽ nộp hồ sơ và thông tin cần thiết cho cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của việc thành lập doanh nghiệp đúng quy định
Việc thành lập doanh nghiệp đúng quy định đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đảm bảo được tính hợp pháp và tránh được những sai sót không đáng có. Dưới đây là một số vai trò chủ yếu:
- Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp thành lập đúng quy định của pháp luật có giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước cấp thì doanh nghiệp sẽ được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp, có quyền và nghĩa vụ riêng giúp bảo vệ quyền lợi cho chủ doanh nghiệp trong kinh doanh để tránh những hành vi xâm hại.
- Tránh bị vi phạm pháp luật: Doanh nghiệp thành lập đúng quy định sẽ có ý thức chấp hành pháp luật cao hơn, hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh.
- Giúp cơ quan nhà nước quản lý hiệu quả: Khi cơ quan nhà nước có đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp đã đăng ký thì cơ quan sẽ quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng quy định.
Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp
Trong quá trình thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ và có hiểu biết nhất định, nắm những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp nên xem xét kỹ những điều cần lưu ý khi thành lập công ty để đảm bảo chính xác và tránh sai sót. Dưới đây là một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp.
Đặt tên doanh nghiệp
Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp đầu tiên là việc xác định đặt tên doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người thành lập doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký ở cơ sở dữ liệu quốc gia của nhà nước.
Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tên tiếng việt của doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp rồi mới tới tên riêng. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, văn phòng và trên các giấy tờ giao dịch.
Địa chỉ trụ sở chính
Tại Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ của Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị của hành chính và phải có số điện thoại, số fax và thư điện tử.
Xác định ngành nghề kinh doanh và loại hình công ty
Doanh nghiệp cần phải lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và nhu cầu của thị trường. Đây cũng là lưu ý mà doanh nghiệp nên quan tâm. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, đối thủ cạnh tranh, tiềm năng phát triển của ngành nghề trước khi quyết định. Và điều đặc biệt là cần phải những lưu ý khi thành lập công ty để tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những loại hình kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp cần cân nhắc để chọn loại hình phù hợp. Một số loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam quy định bao gồm:
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ
Chuẩn bị hồ sơ là một trong những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những hồ sơ theo đúng hướng dẫn của pháp luật quy định.
Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có các mẫu đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mỗi loại hình khác nhau. Hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp như giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì doanh nghiệp nên tiến hình thực hiện thủ tục nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo đúng trình tự của pháp luật quy định.
Bạn có thể xem thêm hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ở bài viết này.
Xác định nguồn vốn điều lệ
Tại khoản 34 Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp nhưng đối với một số ngành đặc thù cần vốn hoặc ký quỹ hợp pháp sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về vốn theo quy định. Vốn cổ phần tối thiểu phải bằng vốn pháp định hoặc số tiền đặt cọc theo quy định.
Các lưu ý khác
Các lưu ý khi thành lập doanh nghiệp khác có thể kể đến như đó là sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất về thủ tục pháp lý thì doanh nghiệp nên tiến hành khắc con dấu riêng và thông báo công khai mẫu dấu sử dụng, thực hiện kê khai và đóng thuế theo quy định, mua chữ ký số, công bố nội dung đăng ký lên cổng thông tin quốc gia.
Sẽ ra sao nếu doanh nghiệp không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp không xem xét cũng như quan tâm về những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp, không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Phạt vi phạm hành chính: Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền nếu không khai báo thông tin không đúng hoặc những vấn đề khác liên quan. Mức phạt có thể cao hơn nếu vi phạm nghiêm trọng hơn.
- Bị đình chỉ hoạt động kinh doanh: Đây là lưu ý khi thành lập doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm nếu không tuân thủ pháp luật về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc những hoạt động kinh doanh khác.
Ngoài những hậu quả trên doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu nhiều hậu quả khác theo sự thay đổi của quy định pháp luật.
Tóm lại, việc thành lập doanh nghiệp và tuân thủ những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp là một việc rất quan trọng. Trong bài viết trên sẽ mang lại những kiến thức hữu ích nhất cho bạn về những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp chính xác.
Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích nhất, hãy liên hệ với ONTAX để được tư vấn miễn phí nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp.