Kiểm toán nội bộ là gì ? Các chức năng kiểm toán nội bộ cơ bản

Tác giả: Kim Chi
Ngày đăng: 28/05/2024

Chức năng kiểm toán nội bộ là một hoạt động quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của một doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp nên tận dụng chức năng kiểm toán nội bộ thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro. Dưới bài viết này ONTAX sẽ chia sẻ toàn bộ những thông tin hữu ích về chức năng kiểm toán nội bộ và các thông tin liên quan khác.

Phân tích khái niệm, vai trò, chức năng, nguyên tắc của kiểm toán nội bộ.
Hình 1: Kiểm toán nội bộ và các chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là gì ?

Kiểm toán nội bộ là một hoạt động tư vấn và đảm bảo độc lập, để nhằm mục đích khách quan là tăng thêm giá trị và giải quyết các hoạt động của tổ chức. Các chức năng của kiểm toán nội bộ sẽ giúp các tổ chức đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc áp dụng các phương pháp có hệ thống và kỷ luật để đánh giá và nâng cao hiệu quả thông qua quy trình quản lý, kiểm soát và quản trị rủi ro.

Hay nói cách khác là các bộ phận trong kiểm toán tổ chức, doanh nghiệp sẽ dựa vào các chức năng kiểm toán nội bộ để đánh giá khách quan và độc lập về toàn bộ hệ thống, quy trình để nhằm mục đích đảm bảo được tính hiệu quả của thông tin tài chính kế toán và các vấn đề liên quan khác đến hoạt động phát triển kinh doanh nhờ vào chức năng kiểm toán nội bộ.

>> Xem thêm: Quy trình kiểm toán nội bộ hiệu quả với 4 bước

Vai trò của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng nhờ vào những chức năng kiểm toán nội bộ trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò chính của kiểm toán nội bộ:

  • Đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính
  • Giúp xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro hiệu quả.
  • Đảm bảo rằng các cuộc kiểm toán được tiến hành để đưa ra những đánh giá khách quan về sự tuân thủ, tính hiệu quả và hiệu quả hoạt động của các biện pháp kiểm soát.
  • Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư.
  • Giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, tham nhũng, thất thoát tài sản.

Các loại kiểm toán nội bộ

Hiện nay có các loại kiểm toán nội bộ, mỗi loại sẽ có chức năng kiểm toán khác nhau sau:

  • Kiểm toán báo cáo tài chính: Đây là loại kiểm toán có chức năng kiểm toán nội bộ tập trung vào việc đánh giá tính chính xác và tin cậy của báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Kiểm toán viên sẽ thực hiện việc kiểm tra xem báo cáo tài chính có được lập theo đúng các chuẩn mực kế toán, có phản ánh trung thực được tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không.
  • Kiểm toán hoạt động: Loại kiểm toán này sẽ tập trung vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm toán viên sẽ đánh giá xem các hoạt động của doanh nghiệp có được thực hiện một cách hiệu quả, có sử dụng tài nguyên hợp lý không.
  • Kiểm toán rủi ro: Loại kiểm toán này có chức năng kiểm toán nội bộ việc xác định và đánh giá các rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt. Kiểm toán viên sẽ đề xuất các biện pháp để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.
  • Kiểm toán tuân thủ: Kiểm toán viên sẽ đánh giá một số quy định có tác động đáng kể đến tình hình tài chính của tổ chức, doanh nghiệp. Việc không tuân thủ một số luật sẽ khiến doanh nghiệp bị xử phạt theo luật pháp.
  • Kiểm toán công nghệ thông tin: Loại kiểm toán này sẽ có chức năng kiểm toán nội bộ trong việc đánh giá hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng cơ bản để đảm bảo tính chính xác của quy trình xử lý thông tin và đảm bảo tính bảo mật của thông tin bí mật của khách hàng hoặc tài sản trí tuệ.
  • Kiểm toán môi trường: Đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường, kiểm tra xem doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Môi trường hay không.

Bên cạnh các loại kiểm toán kể trên thì ngoài ra còn có các loại kiểm toán khác với các chức năng kiểm toán nội bộ khác nhau. Mỗi loại kiểm toán này sẽ vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể là kiểm toán nội bộ doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ hiện đại, kiểm toán nội bộ ngân hàng,…

>> Xem thêm: Quy trình kê khai thuế chỉ với 4 bước

Các chức năng kiểm toán nội bộ

Để có thể kiểm toán nội bộ một cách hiệu quả thì tổ chức, doanh nghiệp cần nắm rõ về những chức năng kiểm toán nội bộ để áp dụng một cách hiệu quả và hợp lý. Kiểm toán nội bộ có rất nhiều chức năng, sau đây là một số chức năng kiểm toán nội bộ.

Hình 2: Các chức năng của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán báo cáo tài chính, tình hình kinh tế

Chức năng kiểm toán nội bộ đầu tiên là kiểm toán báo cáo tài chính, tình hình kinh tế. Kiểm toán nội bộ sẽ kiểm tra báo cáo tài chính, sổ sách kế toán để đảm bảo việc kiểm soát chính xác, hợp lý, tin cậy của thông tin tài chính trong một tổ chức báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Và quan trọng là thực hiện và kiểm soát này phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Việc chức năng kiểm toán nội bộ này sẽ phát hiện ra được sai sót của báo cáo, gian lận trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động tài chính.

>> Tham khảo thêm: Hệ thống kế toán doanh nghiệp XYZ

Bảo vệ giá trị doanh nghiệp

Chức năng kiểm toán nội bộ thứ hai là bảo vệ giá trị doanh nghiệp, kiểm toán viên nội bộ sẽ tiến hành quan sát viên độc lập giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo các hoạt động đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đạo đức kinh doanh và các quy định thuộc riêng nội bộ trong doanh nghiệp. 

Ngoài ra, kiểm toán nội bộ cũng cần có nhiệm vụ phát hiện những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và kiểm toán nội bộ cũng có chức năng tư vấn, hướng dẫn hội đồng quản trị và ban giám đốc trong vấn đề kiểm soát rủi ro.

Cải tiến hệ thống

Cải tiến hệ thống là chức năng kiểm toán nội bộ quan trọng để giúp kiểm toán cải thiện và khắc phục những điểm yếu trong hệ thống quản lý, điều hành doanh nghiệp bằng cách thông qua các biện pháp như kiểm tra, phân tích, giám sát các quy trình, hoạt động của các phòng, ban trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó thì kiểm toán nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động. Khi doanh nghiệp có bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, ít gian lận hơn, minh bạch hơn và đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Nguyên tắc của kiểm toán nội bộ

Theo pháp luật Điều 5 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định, các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ:

  • Tính độc lập: Kiểm toán viên nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
  • Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải hiểu rõ về chức năng kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
  • Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
Phân tích những nguyên tắc của kiểm toán nội bộ mà kiểm toán viên cần tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Hình 3: Nguyên tắc của kiểm toán nội bộ

Trường hợp bắt buộc phải kiểm toán nội bộ theo quy định

Theo Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định, các trường hợp sau phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:

  • Công ty niêm yết
  • Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
  • Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Các doanh nghiệp nằm ngoài Khoản 1 Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

Doanh nghiệp có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Đặc biệt, doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu để đảm bảo tuân thủ theo quy định.

Tóm lại, kiểm toán nội bộ thực sự rất cần thiết và quan trọng trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Việc nắm rõ và áp dụng tốt các chức năng kiểm toán nội bộ sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro. Việc kiểm toán nội bộ đôi khi cũng gặp một vài khó khăn, hãy liên hệ với ONTAX để được tư vấn miễn phí về kế toán thuế.