6 Bước quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng hiệu quả

Tác giả: Kim Chi
Ngày đăng: 30/05/2024

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật của ngân hàng. Quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng được xây dựng nhằm mục đích đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định các rủi ro tiềm ẩn và đưa ra các khuyến nghị cải thiện. Trong bài viết này ONTAX sẽ chia sẻ cho bạn những bước quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng hiệu quả.

Phân tích những khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và quy trình kiểm toán nội bộ.
Hình 1: Quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng hiệu quả

Kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì ?

Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN pháp luật quy định về kiểm toán nội bộ ngân hàng:

Kiểm soát nội bộ ngân hàng là việc thực hiện quy trình kiểm toán nội bộ về kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật.

Quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì ?

Quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng là một quy trình kiểm toán nội bộ các hoạt động có hệ thống, được thực hiện một cách khách quan, trung thực và chuyên nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, từ đó giúp xác định các rủi ro tiềm ẩn và đưa ra các khuyến nghị cải thiện.

>>Xem thêm: Quy trình kiểm toán nội bộ hiệu quả với 4 bước

Nêu rõ khái niệm để hiểu quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng là thế nào.
Hình 2: Quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì

Vai trò và mục tiêu của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Để có thể đạt hiệu quả trong việc kiểm toán nội bộ thì kiểm toán viên cần nắm bắt cũng như xem xét những lợi ích và nguyên tắc của kiểm toán nội bộ ngân hàng, để có thể thực hiện quy trình kiểm toán nội bộ hiệu quả và xác thực.

Vai trò của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của ngân hàng. Dưới đây là một số vai trò chủ yếu của kiểm toán nội bộ ngân hàng.

  • Kiểm tra việc tuân thủ các quy định, luật lệ liên quan đến hoạt động ngân hàng, bao gồm cả các quy định của Ngân hàng Nhà nước, các tiêu chuẩn quốc tế và nội quy của ngân hàng. Phát hiện và báo cáo các vi phạm quy định để có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Đánh giá và phân tích các rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động,…Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro của ngân hàng.
  • Giúp đánh giá hiệu quả hoạt động trong ngân hàng, phát hiện những điểm yếu trong quy trình, thủ tục hoạt động.
  • Phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, tham nhũng, thất thoát tài sản. Kiểm tra việc sử dụng tài sản của ngân hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm.

Mục tiêu của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Để có thể đạt được hiệu quả thì kiểm toán viên cần xác định những mục tiêu cụ thế của kiểm toán nội bộ ngân hàng để thực hiện đúng quy trình kiểm toán nội bộ:

  • Đảm bảo ngân hàng đạt được các mục tiêu, chính sách đã xác định cho từng thời kỳ, bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản, nguồn lực của ngân hàng tiết kiệm, an toàn và hiệu quả, giúp ngân hàng tránh khỏi thua lỗ. Đảm bảo các nhân viên ngân hàng đều đạt được mục tiêu.
  • Đảm bảo hệ thống thông tin tài chính được quản lý một cách trung thực, hợp lý, đầy đủ để các cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định chính xác. Các báo cáo tài chính và báo cáo khác về hoạt động kinh doanh gửi tới cổ đông và quản lý là công khai, xác thực.
  • Mọi hoạt động của ngân hàng đều phải tuân thủ pháp luật, các quy định, chính sách của Ngân hàng Nhà nước, quy định nội bộ và quy trình kinh doanh của ngân hàng.

>> Xem thêm: Các chức năng kiểm toán nội bộ cơ bản

Yêu cầu của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 13/2018/TT-NHNN, kiểm soát nội bộ được thực hiện đối với tất cả hoạt động, quy trình nghiệp vụ, các bộ phận tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm đảm bảo các yêu cầu thực hiện đúng trong quy trình kiểm toán nội bộ sau:

  • Các hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tuân thủ quy định của pháp luật.
  • Kiểm soát xung đột lợi ích, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
  • Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cá nhân, bộ phận đối với kiểm soát nội bộ để xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Nguyên tắc của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Theo Điều 64 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định kiểm toán nội bộ ngân hàng cần có nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc độc lập: Kiểm toán viên nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc, nhiệm vụ của các cá nhân. Không chịu bất cứ sự chi phối, can thiệp của các cá nhân.
  • Nguyên tắc khách quan: Các ghi nhận trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên dữ liệu thu thập được. Kiểm toán phải trung thực khi thực hiện báo cáo, đánh giá trong quy trình kiểm toán nội bộ.
  • Nguyên tắc chuyên nghiệp: Bộ phận kiểm toán nội bộ có ít nhất một kiểm toán viên nội bộ để thực hiện kiểm toán công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ.

Quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng

Để có một quy trình kiểm toán nội bộ hiệu quả thì kể cả quy trình kiểm toán nội bộ doanh nghiệp và ngân hàng cần phải nắm rõ trình tự thủ tục các bước để có thể thực hiện một cách khách quan, trung thực để đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Dưới đây là các bước trong quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng:

Quy trình 6 bước kiểm toán nội bộ ngân hàng:
- Bước 1: Xây dựng đề cương
- Bước 2: Chuẩn bị tài liệu
- Bước 3: Thực hiện kiểm toán
- Bước 4: Lập báo cáo
- Bước 5: Đánh giá công việc
- Bước 6: Theo dõi kiểm toán
Hình 3: Quy trình 6 bước kiểm toán nội bộ ngân hàng

Bước 1: Xây dựng đề cương kiểm toán nội bộ

Đây là bước đầu tiên trong quy trình kiểm toán nội bộ ngân hàng, việc lập đề cương sẽ tiến hành dành thời gian để thực hiện kiểm toán tại ngân hàng. 

Chỉ định các nguồn lực cần sử dụng và sẽ tiến hành phân công nhiệm vụ để có thể thực hiện kiểm toán. Các vị trí thành lập đoàn kiểm toán gồm: Trưởng nhóm kiểm toán và Kiểm toán viên. Đối với trưởng nhóm kiểm toán có thể là Kiểm toán viên trưởng hoặc Trưởng tiểu ban kiểm toán nội bộ. Người sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ cuộc đánh giá là Trưởng đoàn đánh giá. Sau đó trưởng nhóm sẽ phân công nhiệm vụ cho từng kiểm toán viên trong nhóm.

Cuối cùng là xác định phạm vi và nội dung kiểm toán.

Bước 2: Chuẩn bị tài liệu và số liệu

Bước tiếp theo trong quy trình kiểm toán nội bộ là chuẩn bị tài liệu và số liệu. Những số liệu và tài liệu này bao gồm:

  • Thực hiện việc tổng hợp, đánh giá sơ bộ đơn vị sử dụng dữ liệu do bộ phận CNTT cung cấp.
  • Tổng hợp các thông tin về hoạt động của đơn vị các năm trước thông qua các tài liệu như: bảng tổng hợp tài sản, báo cáo thu chi,…
  • Tổng hợp, xem xét các báo cáo, tài liệu, hồ sơ kiểm toán trước đó, các báo cáo kiểm toán độc lập, báo cáo kiểm toán nội bộ và báo cáo của các bộ phận chức năng khác.
  • Tiến hành thu thập và phân tích ban đầu các tài liệu thông tin liên quan đến các đối tượng được kiểm toán.
  • Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ bao gồm máy tính, máy ghi âm và các biểu mẫu.

>>Tham khảo thêm: Hệ thống kế toán doanh nghiệp XYZ

Bước 3: Thực hiện kiểm toán nội bộ

Quy trình kiểm toán nội bộ tiếp là thực hiện kiểm toán nội bộ thông qua việc thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng, tình hình nhân sự và biên chế bộ phận tín dụng của chi nhánh, việc kiểm tra phải chấp hành một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, kiểm tra và phê duyệt các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của chi nhánh, kiểm tra việc báo cáo, các hệ thống liên quan đến tín dụng, kiểm tra quy trình cho vay.

Kiểm toán hoạt động giao dịch ngân quỹ:

  • Hoạt động tiền gửi thanh toán: Bao gồm việc kiểm tra tuân thủ các quy định về thủ tục tiền gửi thanh toán, về giao dịch tài khoản,…
  • Hoạt động tiền gửi tiết kiệm: Kiểm tra Tỷ giá các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm: loại tiền, mục đích, thời hạn, lãi suất,…
  • Hoạt động thẻ: Kiểm tra các quy định về phát hành thẻ, thanh lý thẻ, gia hạn thẻ, báo mất thẻ, quy trình giao nhận thẻ giữa đại lý và khách hàng.
  • Nghiệp vụ quản lý in ấn
  • Nghiệp vụ kho bạc: Bao gồm việc kiểm kê quỹ mỗi đơn vị kết hợp giám sát việc chấp hành các quy định về đóng gói, tài sản có giá trị,…

Kiểm toán hoạt động kế toán: Thực hiện kiểm tra việc theo dõi, quản lý dấu ấn giá trị, kiểm tra việc theo dõi, quản lý, kế toán mua sắm công cụ lao động, tài sản cố định, kiểm tra các chi phí nội bộ phát sinh trong tháng.

Kiểm toán công nghệ thông tin:

  • Phạm vi kiểm toán được thực hiện
  • Phòng Vận hành hệ thống
  • Phòng Corebank
  • Phòng kỹ thuật thẻ
  • Phòng Ebank

Kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện việc kiểm tra để đánh giá các chính sách bảo mật hệ thống thông tin, xác minh việc tuân thủ chính sách bảo mật hệ thống thông tin, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và đề xuất giải pháp.

Bước 4: Lập báo cáo kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán

Với bước này thì kiểm toán viên sẽ chuẩn bị và phát hành các báo cáo kiểm toán bằng văn bản có chữ ký. Và báo cáo kiểm toán nội bộ này cần được gửi đến đơn vị, bộ phận được kiểm toán, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và Ban giám đốc. Việc hoàn thành báo cáo kiểm toán không quá 1 tháng kể từ ngày hoàn thành cuộc kiểm toán.

Trong báo cáo cần thể hiện rõ các nội dung như: Phạm vi kiểm toán, nội dung kiểm toán, đánh giá kết quả về nội dung được kiểm toán và cơ sở để cho ý kiến kiểm toán.

Bước 5: Đánh giá công việc kiểm toán

Một khi đã có ý kiến của kế toán viên thì việc đánh giá công việc kiểm toán sẽ bắt đầu. Việc đánh giá này sẽ được thực hiện ở trong cuộc họp giữa trưởng bộ phận kế toán nội bộ với các thành viên liên quan và chịu trách nhiệm công tác kế toán. Sau cuộc họp, các ý kiến, kết luận sẽ được ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán.

Bước 6: Theo dõi sau kiểm toán

Đây là bước cuối cùng trong quy trình kiểm toán nội bộ. Với bước sẽ thực hiện:

  • Kế toán sẽ cần sử dụng một bộ hồ sơ riêng để quản lý và theo dõi phản hồi sau kiểm toán.
  • Sử dụng các báo cáo để kiểm tra làm dấu vết kiểm tra, so sánh mỗi lần với phản hồi bằng văn bản.
  • Tiến hành thực hiện thảo luận với các đối tượng được kiểm tra về bất kỳ mục nào chưa rõ ràng hoặc chưa được đề cập.
  • Phải đánh giá rủi ro kiểm toán dựa trên các điều khoản đã sửa đổi.
  • Gửi báo cáo tiếp theo sau kiểm toán cho những người đã nhận được cuộc kiểm toán trước đó.

Tóm lại, việc thực hiện đúng quy trình kiểm toán nội bộ rất quan trọng nhằm đảm bảo được tính hiệu quả của ngân hàng. Do đó, kiểm toán viên cần xem xét kỹ các trình tự thủ tục quy trình kiểm toán nội bộ để có thể đánh giá hệ thống kiểm soát hiệu quả vá tránh được các rủi ro. Hãy liên hệ với ONTAX để được tư vấn miễn phí về kế toán thuế nếu bạn cần sự hỗ trợ từ chúng tôi.