Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì thuế VAT là loại thuế đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc hiểu rõ về thuế là một phần không thể thiếu để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật. Trong bài viết này ONTAX sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về thuế VAT và những quy định về thuế VAT mà doanh nghiệp cần biết.
Thuế VAT là gì ?
Thuế VAT hay còn được gọi là thuế giá trị gia tăng, là một loại thuế gián thu được đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến khi tới tay người tiêu dùng cuối cùng, được nộp vào ngân sách của Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa/dịch vụ. Thuế VAT là thuế được tính trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ tại mỗi khâu trong chuỗi cung ứng.
Vai trò của thuế VAT
Thuế VAT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và Nhà nước. Dưới đây là một số vai trò chủ yếu:
Trong lưu thông hàng hóa
- Thuế VAT được áp dụng cho tất cả các khâu trong quá trình lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. Việc áp dụng thuế giúp bình đẳng hóa giá cả hàng hóa, đảm bảo giá bán cho người tiêu dùng được tính toán chính xác, không chứa các khoản phí không cần thiết, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
- Giúp bảo vệ sản xuất trong nước đối với cả hàng hóa nhập khẩu, giúp bảo vệ sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu giá rẻ. Việc áp dụng thuế VAT cũng giúp điều tiết nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết.
- Giúp tránh những tình trạng về thuế chồng thuế, để các doanh nghiệp tránh phải trả thuế VAT nhiều lần trên cùng một mặt hàng nhờ vào cơ chế trừ lại các khoản thuế đã nộp, giảm lãng phí tài nguyên và tăng giá.
Trong quản lý kinh tế Nhà nước
- Thuế VAT là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc thu thuế hiệu quả góp phần đóng góp một khoản lớn cho sự ổn định vào ngân sách của Nhà nước.
- Việc áp dụng thuế VAT góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý thuế và chống gian lận thuế. Giúp ngăn chặn tình trạng thất thu thuế thông qua kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
- Giúp tăng cường thị trường, hạn chế buôn bán hàng hóa giả, mạo danh, hàng lậu, hàng cấm. Việc kiểm tra hóa đơn điện tử giúp cơ quan quản lý thị trường truy được nguồn gốc hàng hóa, xử lý vi phạm một cách hiệu quả.
- Thuế VAT còn giúp kích thích được tính tự giác cũng như nghĩa vụ nộp thuế của người lao động và doanh nghiệp. Ngoài ra còn cải thiện quá trình hạch toán thuế.
Với dịch vụ kế toán thuế sẽ giúp bạn giải quyết về thuế VAT một cách nhanh chóng và tuân thủ quy định.
Những quy định về thuế VAT
Tự do kinh doanh và nắm rõ các quy định về thuế VAT thường là một chủ đề gây nhức nhối cho nhiều doanh nghiệp. Vì thế việc hiểu rõ về thuế là một phần không thể thiếu để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và tránh được các rủi ro phát sinh. Dưới đây là một số những quy định về thuế cần biết và hiểu để tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Đối tượng nộp thuế VAT
Theo pháp luật quy định đối tượng cần phải nộp thuế VAT là:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế VAT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh): Bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, không phân biệt ngành nghê hay hình thức tổ chức kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân nhập khâu hàng hóa chịu thuế VAT (sau đây gọi là người nhập khẩu): Bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế vào Việt Nam.
Mức thuế VAT
Theo Mục 1 Nghị định 219/2013/TT-BTC quy định của pháp luật có 3 mức thuế VAT đang được áp dụng tại Việt Nam:
Thuế suất 0%: Loại thế suất này áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở khu phi thuế quan, vận tải quốc tế, một số hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thuế suất 5%: Áp dụng cho nước sinh hoạt, xăng dầu, điện, gas, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, phân bón, thức ăn gia súc, dịch vụ đào đắp, dịch vụ bảo quản sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại,..
Thuế suất 10%: Sẽ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Ngoài ra còn áp dụng với phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra.
Phương pháp tính thuế VAT
Theo Mục 2 Nghị định 219/2013/TT-TBC quy định có 2 phương pháp tính thuế VAT:
Phương pháp khấu trừ thuế
Đây là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp, được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Công thức tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ:
Số thuế VAT phải nộp = số thuế VAT đầu ra – số thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
Thuế VAT phải nộp được tính bằng giá trị gia tăng của hàng hóa.
Thuế VAT đầu vào được khấu trừ là số thuế đã nộp trong kỳ trước.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Phương pháp này được áp dụng cho một số trường hợp nhất định, bao gồm: Hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý. Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất.
Công thức tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Thuế VAT = giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng
Trong đó:
Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 10%
Giá trị gia tăng của hàng hóa bằng doanh thu trừ chi phí giá vốn hàng bán.
Với dịch vụ của ONTAX chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong sổ sách kế toán thuế chính xác và an toàn.
Nơi nộp thuế
Theo quy định pháp luật nơi nộp thuế là:
- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế VAT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố sẽ phải nộp thuế tại nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
- Với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố sẽ đóng tại trụ sở chính.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố sẽ đóng tại trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Hậu quả khi vi phạm quy định về thuế VAT
Theo quy định của pháp luật tại Điều 26 Nghị định 156/2013/TT-BTC người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước. Thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời gian nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan Nhà nước.
Ngược lại theo quy định tại Điều 3 của Luật số 106/2013/QH13 nếu người nộp thuế không tuân thủ quy định nộp đúng thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Nhìn chung thuế VAT là một loại thuế quan trọng, hiểu biết về thuế không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn quản lý tài chính một cách hiệu quả. Do đó doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế một cách chính xác, tránh vi phạm pháp luật và chịu phạt. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì việc tìm hiểu về dịch vụ kế toán – thuế là vô cùng cần thiết.