5 bước làm thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Tác giả: Tường Vy
Ngày đăng: 29/05/2024

Trong bài viết hôm nay, Ontax sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các hồ sơ chuarn bị và các giấy tờ, thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên cũng như là các quy trình để doanh nghiệp có thể xin được giấy cấp phép để thành lập doanh nghiệp.

Hình 1: Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
Hình 1: 5 bước thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Hồ sơ thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Giấy đề nghị đăng ký thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

1. Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp

   – Mẫu số 01-ĐK do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

2. Điều lệ công ty

   – Bao gồm các nội dung chính như tên công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức quản lý,…

3. Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu

   – Đối với cá nhân: Bản sao CMND/Căn cước công dân, Hộ chiếu

   – Đối với tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập 

4. Văn bản ủy quyền (nếu có)

   – Trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký

5. Các giấy tờ khác (nếu có)

   – Như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh,….

Danh sách người đại diện theo pháp luật

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn 3 quy trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Nơi nộp hồ sơ đăng kýthủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trình tự đăng ký thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

 Trường hợp đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH 1 thành viên, chủ sở hữu có 2 lựa chọn để nộp hồ sơ:

1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh

   – Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có thể mang hồ sơ đến trực tiếp nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

   – Cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ đủ điều kiện.

2. Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính

   – Chủ sở hữu có thể gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

   – Cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ đủ điều kiện.

   – Chủ sở hữu sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính.

Lưu ý:

– Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền cần xuất trình bản gốc các giấy tờ pháp lý để cơ quan đăng ký kiểm tra.

– Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua bưu chính, chủ sở hữu cần gửi bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý.

Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH 1 thành viên. Thời gian hoàn tất thủ tục thường mất khoảng 3-5 ngày làm việc.

Hình 2: Trường hợp đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Hình 2: Trường hợp đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

Ngoài việc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên còn có thể lựa chọn phương thức đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:

   – Chủ sở hữu chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý cần thiết như trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.

   – Chủ sở hữu cần có chứng thư số (chữ ký số công cộng) để ký vào các tài liệu trong hồ sơ đăng ký.

2. Thực hiện đăng ký trực tuyến:

   – Chủ sở hữu truy cập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh/thành phố.

   – Tại đây, chủ sở hữu sẽ điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn đăng ký trực tuyến và tải lên các tài liệu cần thiết.

   – Chủ sở hữu sử dụng chứng thư số (chữ ký số công cộng) để ký vào các tài liệu trong hồ sơ.

3. Hoàn tất đăng ký và nhận Giấy chứng nhận:

   – Sau khi nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

   – Chủ sở hữu sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng Dịch vụ công.

Ưu điểm của phương thức đăng ký trực tuyến:

– Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

– Thủ tục được thực hiện nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi.

– Hồ sơ được lưu trữ và quản lý một cách hiệu quả.

Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

Hình 3: Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

 Đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh:

   – Chủ sở hữu truy cập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh/thành phố. (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . 

   – Tại đây, chủ sở hữu đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh bằng cách cung cấp các thông tin cá nhân và liên hệ.

   – Sau khi đăng ký thành công, chủ sở hữu sẽ nhận được tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống.

2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:

   – Chủ sở hữu chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý cần thiết như trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.

   – Chủ sở hữu sẽ scan hoặc chụp ảnh các tài liệu trong hồ sơ để tải lên hệ thống.

3. Thực hiện đăng ký trực tuyến:

   – Chủ sở hữu đăng nhập vào tài khoản đăng ký kinh doanh và truy cập vào mục “Đăng ký doanh nghiệp”.

   – Tại đây, chủ sở hữu sẽ điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn đăng ký trực tuyến và tải lên các tài liệu cần thiết.

4. Hoàn tất đăng ký và nhận Giấy chứng nhận:

   – Sau khi nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

   – Chủ sở hữu sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng Dịch vụ công.

Ưu điểm của phương thức đăng ký trực tuyến sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

– Nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

– Hồ sơ được lưu trữ và quản lý hiệu quả trên hệ thống.

– Không cần chuẩn bị chứng thư số (chữ ký số công cộng).

Tham khảo thêm: 5 Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mà bạn cần quan tâm

Thời hạn giải quyết thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Phí, lệ phí thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.

 Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần.

– Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.

– Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử, đăng ký thành lập trêncơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh.

Căn cứ pháp lý: Điều 24, 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; Thông tư 47/2019/TT-BTC; Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 885/QĐ-BKHĐT; Phụ lục I.2, I.10 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

  • Chuẩn bị thông tin thành lập công ty TNHH;
  • Chuẩn bị hồ sơ;
  • Nộp hồ sơ và đăng bố cáo;
  • Nhận kết quả đăng ký công ty TNHH;
  • Đăng bố cáo thành lập công ty lên cổng thông tin quốc gia.

Thủ tục thành lập công

Hình 4: Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Đây là bài viết về các thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên để bạn có thể hiểu rõ hơn về các trình tự khi đăng ký và cần chuẩn bị những loại hồ sơ nào. Khi thành lập doanh nghiệp bạn cần có dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và các dịch vụ khi thành lập doanh nghiệp mới có thể liên hệ cho chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại đến nhiều lợi ích cho bạn.