Những quy định về nội dung hợp đồng thương mại

Tác giả: Kim Chi
Ngày đăng: 11/06/2024

Hợp đồng thương mại là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Việc nắm bắt rõ về nội dung hợp đồng thương mại sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những sai sót. Đây không chỉ là công cụ bảo vệ quyền lợi mà còn là nền tảng để xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững. Trong bài viết này ONTAX sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về nội dung hợp đồng thương mại.

Phân tích về khái niệm, nội dung của hợp đồng thương mại.
Hình 1: Khái niệm và nội dung của hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là gì ?

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện một hành động nhất định trong lĩnh vực thương mại. Đây có thể là các thỏa thuận về mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hợp tác kinh doanh, hoặc bất kỳ loại giao dịch thương mại nào khác. Nội dung hợp đồng thương mại thường được lập bằng văn bản và có tính pháp lý, đảm bảo rằng các bên sẽ tuân thủ các điều khoản đã cam kết.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005, Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Hình 2: Khái niệm hợp đồng thương mại

Tầm quan trọng của nội dung hợp đồng thương mại trong kinh doanh

Nội dung hợp đồng thương mại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kinh doanh vì nó thiết lập các điều kiện, điều khoản và quyền lợi của các bên tham gia. Dưới đây là một số lý do chính giải thích tại sao nội dung của hợp đồng thương mại lại quan trọng:

  • Ngăn ngừa xung đột và rủi ro: Nội dung hợp đồng thương mại giúp xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, từ đó giảm thiểu rủi ro hiểu lầm hoặc tranh chấp. Sau khi đạt được nguyên tắc đàm phán và thống nhất các điều khoản, những điều khoản này được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng, tránh trường hợp một bên được lợi, một bên chịu thiệt.
  • Tăng cường bảo vệ pháp lý: Loại hợp đồng này tạo thành cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi của các bên trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Khi một bên vi phạm hợp đồng, bên kia có thể yêu cầu bồi thường thông qua các biện pháp pháp lý có thể được quy định trong hợp đồng.
  • Xây dựng niềm tin trong hợp tác kinh doanh: Một hợp đồng được soạn thảo cẩn thận và chuyên nghiệp không chỉ thể hiện tính nghiêm túc của giao dịch mà còn giúp tạo dựng niềm tin giữa các bên, đặc biệt là trong các giao dịch có giá trị lớn hoặc cần đầu tư dài hạn.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Sự rõ ràng, minh bạch trong hợp đồng kinh doanh giúp các bên tập trung thực hiện đúng cam kết hơn là lo lắng về những bất đồng có thể xảy ra, điều này sẽ cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh.

>>Tham khảo thêm: Hợp đồng thương mại là gì ?

Những quy định về nội dung hợp đồng thương mại

Nội dung hợp đồng thương mại là văn bản pháp lý quan trọng trong hoạt động thương mại, giúp các bên xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó, doanh nghiệp cần nắm bắt kỹ về các quy định về nội dung hợp đồng thương mại.

Hình 3: Những quy định về nội dung hợp đồng thương mại

Yếu tố của hợp đồng thương mại

Trong nội dung hợp đồng thương mại, có một số yếu tố quan trọng cần phải xem xét để đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của hợp đồng. Dưới đây là những yếu tố chính:

Chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Các bên tham gia có thể là cá nhân, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. Các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thương mại phải có năng lực pháp luật và kiến thức chuyên môn để thực hiện các nghĩa vụ, quyền được nêu và ký kết trong hợp đồng.

Các bên tham gia ít nhất một bên phải là thương nhân. Thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, có giấy phép kinh doanh.

Về hình thức

Hợp đồng thương mại có thể được giao kết bằng lời nói cũng có thể bằng văn bản hay hành động. Để có thể đảm bảo yêu cầu chặt chẽ về mặt pháp lý, hợp đồng phải được lập dưới dạng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác có giá trị pháp lý tương đương nhằm đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch về các giao dịch và thời hạn, giúp hạn chế những rủi ro pháp lý phát sinh.

Về đối tượng

Đối tượng của hợp đồng thương mại thường liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong lĩnh vực thương mại, một số loại hợp đồng có thể bao gồm những chủ đề phức tạp hơn như hợp đồng thành lập doanh nghiệp hoặc hợp đồng hợp tác thương mại. Giá trị hợp đồng thương mại thường cao hơn nhiều so với hợp đồng dân sự do quy mô và tính phức tạp của giao dịch.

>>Tham khảo thêm bài viết: 3 Quy trình thành lập doanh nghiệp

Nội dung hợp đồng thương mại

Tại Điều 398 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể có thể thỏa thuận về những nội dung hợp đồng thương mại sau:

  • Đối tượng của hợp đồng
  • Số lượng, chất lượng
  • Giá, phương thức thanh toán
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Như vậy, Bộ Luật Dân sự 2015 hoàn toàn không bắt buộc về quy định nội dung hợp đồng thương mại, nhằm phát huy nguyên tắc tự do, tự nguyện giữa các bên khi soạn thảo, ký kết cam kết và thực hiện các quyền và các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, khi soạn thảo nội dung hợp đồng thương mại, cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố trên nhằm hạn chế những rủi ro có thể phát sinh sau này.

>>Xem thêm: Từ A đến Z thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp mới

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là:

Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập: Để một hợp đồng có giá trị pháp lý và có hiệu lực thi hành thì người giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức được hành vi giao kết cũng như hiệu quả của việc giao kết hợp đồng.

Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện: Việc quy định các nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên đúng với ý chí thực sự của mình, phù hợp với lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời làm xói mòn các lợi ích mà pháp luật quy định.

Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội: Mục đích của hợp đồng nằm ở lợi ích pháp lý mà các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều kiện được các bên thỏa thuận.

Tóm lại, hợp đồng thương mại là một văn bản giúp doanh nghiệp quản lý các giao dịch kinh doanh một cách minh bạch và hiệu quả. Việc hiểu rõ các quy định về nội dung hợp đồng thương mại sẽ giúp các bên tham gia bảo vệ quyền lợi của mình và đảm bảo các giao dịch được thực hiện đúng theo kế hoạch. Hy vọng bài viết trên ONTAX sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích nhất.