Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì? Quy trình xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Tác giả: Kim Chi
Ngày đăng: 25/04/2024

Hiện nay, phòng cháy chữa cháy luôn là yếu tố được mọi người nhắc đến cũng như là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc ngăn chặn về nguy cơ cháy nổ nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người và tài sản. Chính vì thế mà hầu hết các khu dân cư, công trình, nhà xưởng, khu vực tập trung đông người đều cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy. ONTAX sẽ cung cấp thông tin chi tiết về giấy phép phòng cháy chữa cháy và quy trình các bước để xin giấy phép cụ thể bên dưới.

Giới thiệu về giấy phép phòng cháy chữa cháy

Để có thể có những hiểu biết cơ bản trước khi xin giấy cấp phép phòng cháy chữa cháy thì cần phải hiểu rõ về khái niệm cũng như những lý do cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy trong mọi hoạt động đời sống của con người.

Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?

Hình 1: Khái niệm về giấy phép phòng cháy chữa cháy

Giấy phép phòng cháy chữa cháy là giấy chứng nhận pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân đã đáp ứng được các điều kiện về thiết bị phòng cháy, hệ thống cứu hỏa và biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Khi đã được cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy thì các tổ chức hoàn toàn có thể hoạt động một cách hợp pháp.

Tại sao cần có giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Trong mọi hoạt động đời sống của các tổ chức, cá nhân để đáp ứng cũng như đảm bảo về an toàn phòng cháy và chữa cháy thì đòi hỏi cần phải có giấy cấp phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Vì thế mà giấy phép phòng cháy chữa cháy rất cần thiết cũng như có vai trò vô cùng quan trọng:

  • Đảm bảo an toàn cho người và tài sản: Các khu vực khi đã đáp ứng đầy đủ các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy có thể giúp giảm thiểu được nguy cơ xảy ra hỏa hoạn và bảo vệ tính mạng con người cũng như tài sản.
  • Tuân thủ pháp luật: Nếu các tổ chức, cá nhân tuân thủ quy định của pháp luật về việc xin cấp giấy phép kinh doanh thì có thể hoạt động một cách hợp pháp mà không vi phạm pháp luật dẫn đến bị xử phạt.

Theo pháp luật tại Mục 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định nếu không tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy thì các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sẽ bị xử phạt theo quy định. Tùy thuộc vào đối tượng cũng như lỗi vi phạm khác nhau về phòng cháy chữa cháy thì sẽ có mức phạt hành chính khác nhau. Đối với cá nhân là 50.000.000 đồng và đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

Những đối tượng cần xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Phụ lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP, các đối tượng dưới đây bắt buộc phải xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy:

  • Cơ sở kinh doanh: Đối với cơ sở này là gồm các doanh nghiệp, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà máy, xưởng sản xuất.
  • Cơ sở sản xuất và công nghiệp: Sẽ bao gồm như các nhà máy, xưởng sản xuất, kho bãi, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy hóa chất, nhà máy điện, cơ sở sản xuất công nghiệp cần cấp phép phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn cho nhân viên và tài sản.
  • Cơ sở dịch vụ: Thuộc các trung tâm thể dục, nhà hàng, quán bar, trường học, trung tâm giáo dục và các cơ sở dịch vụ công cộng khác.
  • Cơ sở y tế: Gồm bệnh viện, phòng khám, trạm cứu thương cần đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
  • Cơ sở lưu trú: Khách sạn, nhà nghỉ, khu căn hộ chung cư, khu nhà trọ cũng cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy để bảo đảm an toàn cho khách hàng và cư dân.
  • Cơ sở giải trí và vui chơi: Sẽ có các cơ sở rạp chiếu phim, sân vận động, sân khấu, khu vui chơi giải trí cần có giấy phép phòng cháy chữa cháy để bảo đảm an toàn cho khách hàng và người lao động.

Quy trình các bước xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Việc tuân thủ quy định của pháp luật là một điều vô cùng quan trọng để tránh xảy ra những hình phạt không đáng có. Do đó các tổ chức, cá nhân cần phải tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động đời sống của con người bằng cách là xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Dưới đây là những quy trình cần thiết cho các tổ chức nào muốn xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Hình 2: Quy trình các bước xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ là một bước rất quan trọng và cần thiết để quá trình hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy một cách hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Do đó các tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo những tài liệu cần có theo quy định như:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy theo mẫu quy định
  • Giấy tờ chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy
  • Bản các phương án, bản vẽ thi công về phòng cháy chữa cháy
  • Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về phòng cháy chữa cháy
  • Bảng thống kê các phương tiện phòng cháy chữa cháy
  • Các giấy tờ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ

Một khi các tổ chức, cá nhân đã chuẩn bị xong đầy đủ các tài liệu cần thiết cho hồ sơ thì có thể tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Ngoài ra, đối với một số dự án, công trình đặc biệt thì cần phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xin văn bản chấp thuận về địa điểm trước khi thiết kế công trình.

Đối với việc nộp hồ sơ thì các tổ chức, cá nhân cần nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh hoặc thành phố, nơi có thẩm quyền. Hoặc có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

Bước 3: Thẩm duyệt hồ sơ

Sau khi đã tiếp nhận toàn bộ hồ sơ của các tổ chức, cá nhân thì Phòng Cảnh sát sẽ kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của hồ sơ về các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy.

Trong trường hợp nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cá nhân, tổ chức trong vòng 15 ngày làm việc.

Còn đối với trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ thì cục Cảnh sát sẽ cấp phép phòng cháy chữa cháy cho các tổ chức, cá nhân đã được thẩm duyệt hồ sơ.

Bước 4: Nhận kết quả

Thông qua sự thẩm duyệt hồ sơ xin cấp giấy phép của cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật thì các tổ chức, cá nhân sẽ được thông báo đến nhận khi đã có giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Nếu các tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp tại Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì sẽ đến cơ quan để nhận trực tiếp giấy phép phòng cháy chữa cháy khi có thông báo.

Còn với trường hợp các tổ chức, cá nhân nộp qua đường bưu điện thì cơ quan sẽ thông báo nhận giấy phép qua tin nhắn điện thoại hoặc thư điện tử. Giấy phép sẽ được cơ quan gửi qua đường bưu điện về cho tổ chức kèm theo biên lai thu phí.

Nhìn chung, giấy phép phòng cháy chữa cháy rất quan trọng và vô cùng cần thiết cho mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong đời sống cũng như kinh doanh. Trong bài viết này đã mô tả cũng như phân tích chi tiết về những điều cần biết về giấy phép phòng cháy chữa cháy. Do đó, việc xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo đúng quy trình các bước sẽ giúp các tổ chức, cá nhân đảm bảo được tính hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách click vào bên dưới để tư vấn miễn phí giải quyết nhu cầu và thắc mắc của bạn!

https://ontax.vn/