Trong thời đại phát triển, việc sử dụng hợp đồng thương mại điện tử ngày càng phổ biến rộng rãi. Vì thế, mà các doanh nghiệp nên xem xét kỹ để lựa chọn hình thức hợp đồng thương mại điện tử phù hợp để sử dụng. Bởi vì thương mại điện tử đã cho phép các giao dịch thương mại ngày càng phát triển, mở rộng. Trong bài viết ONTAX sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho bạn về hình thức hợp đồng thương mại điện tử.
Mục Lục Bài Viết
Hợp đồng thương mại điện tử là gì ?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005, Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện một hành động nhất định trong lĩnh vực thương mại. Đây có thể là các thỏa thuận về mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hợp tác kinh doanh, hoặc bất kỳ loại giao dịch thương mại nào khác. Nội dung hợp đồng thương mại thường được lập bằng văn bản và có tính pháp lý, đảm bảo rằng các bên sẽ tuân thủ các điều khoản đã cam kết.
Theo pháp luật tại Mục 16 Điều 3 của Luật giao dịch điện tử 2023 quy định, hợp đồng thương mại điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Việc lựa chọn hình thức hợp đồng thương mại điện tử thế nào sẽ phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp.
>>Tham khảo thêm bài viết: Hợp đồng thương mại là gì ?
Tầm quan trọng của việc lựa chọn hình thức hợp đồng thương mại điện tử phù hợp
Việc lựa chọn hình thức hợp đồng thương mại điện tử phù hợp sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Dưới đây là một số vai trò chủ yếu:
- Bảo đảm tính pháp lý cho giao dịch: Vì hợp đồng điện tử là văn bản thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch trên môi trường mạng. Nên việc lựa chọn hình thức hợp đồng thương mại phù hợp sẽ đảm bảo tính pháp lý cho giao dịch, giúp bảo vệ quyền lợi của các bên một cách hiệu quả nhất.
- Tăng cường tính minh bạch và rõ ràng: Hợp đồng giúp cụ thể hóa các điều khoản thỏa thuận giữa các bên, từ đó hạn chế tối đa tranh chấp và hiểu lầm trong quá trình thực hiện giao dịch.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: So với các hình thức hợp đồng truyền thống thì hợp đồng thương mại điện tử sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc ký kết, lưu trữ và quản lý.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: Việc sử dụng đúng hình thức hợp đồng thương mại sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình giao dịch, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Phù hợp với xu hướng phát triển: Thương mại điện tử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc sử dụng hợp đồng thương mại điện tử là xu hướng tất yếu để đáp ứng nhu cầu giao dịch trực tuyến.
>>Xem thêm: Những quy định về nội dung hợp đồng thương mại
Các hình thức hợp đồng thương mại điện tử
Hình thức hợp đồng thương mại điện tử được thể hiện dưới hình thức văn bản điện tử, tài liệu điện tử, chứng thư điện tử, chứng từ điện tử, hợp đồng điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và hình thức trao đổi dữ liệu điện tử khác theo quy định của pháp luật.
Các điều khoản của hợp đồng thương mại điện tử xuất hiện trên website thương mại điện tử và được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Thông điệp dữ liệu được tạo ra, phát sinh trong quá trình giao dịch hoặc được chuyển đổi từ văn bản giấy.
Thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như văn bản khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện pháp lý. Nếu trong trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể được xem và sử dụng để tham khảo khi cần thiết.
Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử là loại hợp đồng thương mại được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu và xác lập qua phương tiện điện tử. Sau đây là một số đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử.
Chủ thể hợp đồng
Hợp đồng thương mại điện tử được ký kết giữa các bên là thương nhân hoặc có ít nhất một bên là thương nhân. Thương nhân có thể ký kết hợp đồng trực tiếp với khách hàng thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử tự tạo. Khách hàng có thể là thương nhân hoặc cá nhân, tổ chức đồng ý giao kết hợp hồng với thương nhân dựa trên thông tin công bố trên website.
Chủ thể cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và chủ thể của hợp đồng phải cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ, điều khoản của hợp đồng mua bán được giới thiệu trên website.
Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng thương mại điện tử là hàng hóa, dịch vụ không vi phạm quy định pháp luật, không bị cấm hay hạn chế kinh doanh do Chính phủ quy định và Bộ Công Thương hướng dẫn.
>>Xem thêm bài viết: 7 Ưu điểm của hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Nội dung hợp đồng
Nội dung của hợp đồng thương mại điện tử sẽ bao gồm:
- Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại
- Tổng giá trị hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán do khách hàng lựa chọn.
- Phương thức và điều kiện giao hàng và cung cấp dịch vụ.
- Hợp đồng thương mại điện tử có giá trị như bản gốc khi đáp ứng đầy đủ tính toàn vẹn về nội dung của hợp đồng được đảm bảo ngay từ khi tạo, được tạo lần đầu tiên dưới dạng dữ liệu hoàn chỉnh tin nhắn.
Tóm lại, việc lựa chọn đúng hình thức hợp đồng thương mại điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả giao dịch. Hy vọng bài viết này ONTAX đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hình thức hợp đồng thương mại điện tử.
Nếu bạn đang quan tâm về dịch vụ thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.