BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? 2 QUY ĐỊNH VỀ BCTC MÀ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT 

Tác giả: Tường Vy
Ngày đăng: 29/04/2024

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một công cụ quan trọng để đánh giá hiệu suất tài chính và sức khỏe kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, Ontax sẽ cùng cùng bạn tìm hiểu về báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì? và 2 quy định về báo cáo tài chính doanh nghiệp cần biết đến. 

Tổng quan về báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một tài liệu quan trọng nhằm phản ánh tình trạng tài chính của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là hàng năm. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về thu, chi, tài sản, nợ và vốn điều lệ của doanh nghiệp, giúp người quan tâm (bao gồm nhà đầu tư,ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước, cổ đông, v.v. ) đánh giá tình hình tài chính và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?
Hình 1: Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?

Mục đích của báo cáo tài chính doanh nghiệp 

Mục đích chủ yếu của báo cáo tài chính doanh nghiệp là cung cấp thông tin chính xác, tin cậy có ý nghĩa về tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả tài chính, hỗ trợ quyết định đầu tư, đáp ứng yêu cầu báo cáo tài chính, đáp ứng yêu cầu báo cáo tài chính, đáp ứng yêu cầu báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin của một doanh nghiệp về:

  • Tài sản
  • Nợ phải trả
  • Vốn chủ sở hữu
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Các luồng tiền.

Vai trò của báo cáo tài chính doanh nghiệp 

Báo cáo tài chính không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp hay nhà đầu tư, bởi đây còn là yêu cầu theo pháp luật thuế và thông lệ kế toán tiêu chuẩn. Vai trò của BCTC phải kể đến như:

  • Giúp đưa ra quyết định tài chính: Doanh nghiệp có thể nắm rõ thực trạng, khó khăn, xu thế, từ đó có thể nắm bắt rõ tình hình tài chính và đưa ra được những quyết định tài chính đúng thời điểm.
  • Quản lý nợ: Cung cấp cái nhìn toàn diện, đa chiều về tài sản và nợ hiện tại của doanh nghiệp. Giúp nhà quản trị tìm ra giải pháp để xử lý các khoản nợ còn tồn đọng.
  • Đơn giản hoá thuế: Hạn chế rủi ro, sai sót, tiết kiệm chi phí và giảm bớt gánh nặng tài chính đi kèm với việc đóng thuế mỗi năm.
  • Đảm bảo tuân thủ Luật pháp: Nó cũng yêu cầu doanh nghiệp thực hiện theo pháp luật và các chính sách của nhà nước.
  • Minh bạch tài chính: Thể hiện tính toàn vẹn về mặt tài chính của doanh nghiệp và tạo dựng niềm tin với nhà đầu tư và khách hàng.

Báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm những gì? 

Các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 sẽ bao gồm các BCTC sau đây:

Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) 

Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) cho biết tài sản (bao gồm tiền mặt, tài sản cố định, công nợ khách hàng) và nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, nợ vay) của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. Bảng cân đối kế toán giúp ước tính tổng giá trị tài sản và tổng giá trị nguồn vốn của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement)

Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN) cho biết thu nhập (như doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ) và chi phí (bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí nhân công) trong một khoảng thời gian cụ thể (thông thường là một năm). Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy lãi hoặc thua lỗ của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí và doanh thu.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Cash Flow Statement) 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) cho biết tổng luồng tiền tệ của công ty trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó bao gồm các hoạt động như hoạt động kinh doanh (như thu tiền từ khách hàng, trả tiền cho khách hàng), hoạt động đầu tư (như mua sắm tài sản cố định) và hoạt động đầu tư (như mua nợ, trả nợ).

Bản thuyết minh BCTC

Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)  giúp cơ quan thuế nắm bắt rõ ràng và chính xác các thông tin trình bày trong báo cáo tài chính, nắm bắt rõ tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời giúp người quản lý doanh nghiệp hiểu rõ tình hình sản xuất – kinh doanh thực tế nhằm đề ra phương hướng phát triển thích hợp trong tương lai. 

Quy định về báo cáo tài chính 

Thời hạn nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp

Căn cứ tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:

Các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính hằng năm trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính. 

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế với trường hợp doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập.

Ảnh minh họa

Mức phạt báo cáo tài chính nếu nộp trễ hoặc sai. 

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Trên đây là khái niệm về báo cáo tài chính và những quy định mà các doanh nghiệp cần phải biết. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo và cần dịch vụ kế toán thuế phù hợp với doanh nghiệp trong xuống chặn được đường đi của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ đem lai nhiều điều bổ ích đến cho bạn.