Mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu theo quy định của pháp luật

Tác giả: Kim Chi
Ngày đăng: 04/06/2024

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, con dấu đóng vai trò quan trọng và là biểu tượng cho sự uy tín và hợp pháp của doanh nghiệp. Để có thể sử dụng con dấu hợp pháp, doanh nghiệp cần phải đăng ký mẫu con dấu và nhận mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu theo đúng quy định. Bài viết dưới đây ONTAX sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu.

Phân tích về khái niệm, tác dụng, mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu theo quy định của pháp luật.
Hình 1: Mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu theo quy định của pháp luật

Mẫu con dấu là gì ?

Con dấu là vật thể được khắc dấu để sử dụng đóng dấu lên các văn bản, hợp đồng, tài liệu, tài liệu cho doanh nghiệp, con dấu này được khắc riêng để đại diện cho doanh nghiệp theo quy định con dấu doanh nghiệp. Với con dấu trên các văn bản hay tài liệu sẽ nhằm xác thực tính pháp lý và cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp.

Mẫu con dấu là hình ảnh thể hiện thông tin về tổ chức, cá nhân sử dụng con dấu, được thể hiện bằng các chữ, số, ký hiệu được sắp xếp theo quy định trên khuôn dấu.

>>Xem thêm: Cập nhật luật mới nhất về sử dụng con dấu doanh nghiệp

Mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu là gì ?

Mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đã đăng ký mẫu con dấu theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận này sẽ là bằng chứng pháp lý để chứng minh tính hợp pháp của mẫu con dấu và nó giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân đối với mẫu con dấu đó. Khi có mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu thì các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng con dấu đó trong các hoạt động của mình.

Khái niệm mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu
Hình 2: Khái niệm mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu

Tác dụng của mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu

Mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu có những tác dụng chính sau:

  • Khẳng định tính pháp lý của con dấu: Giấy chứng nhận mẫu dấu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác nhận rằng con dấu của tổ chức, doanh nghiệp đã được đăng ký hợp pháp và được phép sử dụng trong các hoạt động giao dịch, công việc.
  • Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp: Bởi khi có giấy chứng nhận mẫu dấu tổ chức, doanh nghiệp sẽ được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong việc sử dụng con dấu, tránh trường hợp bị giả mạo, làm nhái, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
  • Giúp tăng cường quản lý nhà nước về con dấu: Việc cấp Giấy chứng nhận mẫu dấu góp phần giúp cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ việc sử dụng con dấu.
  • Tạo uy tín cho doanh nghiệp: Khi sử dụng con dấu có mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu thì doanh nghiệp sẽ tạo được uy tín với đối tác, khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Nếu trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến việc sử dụng con dấu, mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu sẽ là bằng chứng quan trọng để giải quyết vụ việc.

>>Tham khảo thêm: Những quy định về quản lý con dấu doanh nghiệp

Quy định về thủ tục đăng ký mẫu con dấu và nhận mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu

Để có thể nhận mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu thì tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cần xem xét kỹ về thủ tục đăng ký mẫu con dấu để tránh những sai sót. Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và thủ tục đăng ký mẫu con dấu.

Phân tích những quy định về mẫu giấy đăng ký mẫu con dấu và thủ tục đăng ký mẫu con dấu.
Hình 3: Quy định về mẫu giấy chứng nhận mẫu con dấu

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu

Theo Phụ lục Nghị định số 99/2016/NĐ-CP quy định về mẫu đăng ký sau:

Mẫu đăng ký con dấu của doanh nghiệp:

Mẫu giấy giới thiệu làm con dấu:

Thủ tục đăng ký nhận giấy chứng nhận mẫu con dấu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước đầu tiên của thủ tục đăng ký nhận giấy chứng nhận mẫu con dấu doanh nghiệp là chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ đăng ký như:

  • Giấy đề nghị quyết định sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
  • Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu/số lượng con dấu của doanh nghiệp
  • Thông báo về việc hủy mẫu con dấu của doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký mẫu con dấu mới).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những tài liệu cần thiết cho thủ tục đăng ký mẫu con dấu thì doanh nghiệp bước tiếp theo là nộp hồ sơ. Trước khi nộp hồ sơ thì công ty cần phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở để đăng thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Người đại diện của công ty sẽ gửi hồ sơ trực tiếp về việc sử dụng mẫu dấu công ty đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở hoặc có thể làm thủ tục đăng ký qua mạng điện tử Cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Nhận kết quả

Khi Phòng đăng ký kinh doanh đã tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, cơ quan sẽ xem xét hồ sơ hợp lệ và đáp ứng các yêu cầu thì cơ quan sẽ trao giấy chứng nhận mẫu dấu doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

>>Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký mẫu con dấu doanh nghiệp

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu:

(Nguồn từ: pafoundation.org.vn)

Nhìn chung, mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu là một văn bản quan trọng đối với doanh nghiệp. Các tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện đúng theo những quy định của pháp luật để đăng ký mẫu con dấu và nhận mẫu giấy chứng nhận mẫu dấu để đảm bảo tính hợp pháp. Mong rằng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất về giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

Hãy liên hệ với ONTAX để được tư vấn miễn phí về dịch vụ thành lập doanh nghiệp nếu bạn cần sự hỗ trợ từ chúng tôi.