7 vấn đề khó khăn khi quản trị tài chính doanh nghiệp

Tác giả: Tường Vy
Ngày đăng: 14/05/2024

Những nguyên tắc và kỹ năng quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành và phát triển doanh nghiệp. Bài viết ngày hôm nay, Ontax sẽ cùng các bạn tìm hiểu về quản trị tài chính doanh nghiệp và những nguyên tắc tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển thành công của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 7 vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi quản trị tài chính doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường

Quản trị tài chính doanh nghiệp

7 vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp

Hình 1: Quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì 

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp một cách hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Nó bao gồm việc lập kế hoạch tài chính, quản lý nguồn lực, quản lý rủi ro, phân bổ lợi nhuận và đánh giá hiệu quả tài chính.

Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp 

Mục tiêu ngắn hạn của quản trị tài chính doanh nghiệp:

  • Bảo đảm thanh khoản: Một trong những mục tiêu ngắn hạn quan trọng của quản lý tài chính là đảm bảo tính thanh khoản đủ trong doanh nghiệp. Đảm bảo rằng công ty có đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn bao gồm chi trả lương, thanh toán nhà cung cấp và chi phí hoạt động hàng ngày.
  • Tối ưu hoá quỹ lưu động: Mục tiêu khác là tối ưu hoá khả năng quản lý quỹ lưu động của doanh nghiệp. Quản trị tài chính cần đảm bảo rằng tiền mặt và tài sản khác được sử dụng một cách hợp lý nhằm tối ưu hoá doanh thu và cải thiện khả năng chi trả của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo lợi nhuận ngắn hạn: Một mục tiêu quan trọng khác là đảm bảo lợi nhuận ngắn hạn cho doanh nghiệp. Quản trị tài chính cần áp dụng các biện pháp nhằm gia tăng hiệu suất tài sản và cắt giảm chi phí nhằm tạo ra lợi nhuận tối ưu trong thời gian ngắn.

 Mục tiêu dài hạn của quản trị tài chính doanh nghiệp:

  • Tạo ra giá trị cho cổ đông: Một trong những mục tiêu dài hạn quan trọng nhất của quản trị tài chính doanh nghiệp là tạo ra giá trị cho cổ đông. Có thể được đạt được bằng cách tối ưu hoá chi phí, tăng trưởng doanh thu và cải thiện hiệu suất tài sản.
  • Bảo vệ vốn và tài sản: Mục tiêu quản trị tài chính dài hạn cũng bao gồm mục tiêu bảo vệ vốn và tài sản của công ty. Quản trị tài chính phải đảm bảo rằng công ty có khả năng thanh toán nợ và bảo vệ tài sản trước rủi ro tài chính và tiền tệ.
  • Mở rộng và phát triển: Mục tiêu cuối cùng là mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Quản trị tài chính cần nắm bắt các cơ hội đầu tư mới, cấu trúc doanh nghiệp và quản lý rủi ro nhằm đảm bảo doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững dài hạn.
Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp

MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Hình 2: Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp

Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp 

Ước tính về các nhu cầu chi tiêu vốn

Quản lý tài chính doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá các yếu tố về quy mô doanh nghiệp, kế hoạch tài chính, dòng tiền dự báo, vốn cố định, rủi ro và các yếu tố khác nhằm ước tính chính xác nhu cầu sử dụng vốn. Điều này giúp doanh nghiệp tính toán và xây dựng kế hoạch tài chính một cách hiệu quả, hạn chế sự thiếu hụt hoặc lãng phí vốn, đảm bảo hoạt động kinh doanh được tiến hành có hiệu quả và ổn định.

Xác định các thành phần nguồn vốn

Thành phần nguồn vốn có thể bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư, vốn huy động từ nhà đầu tư và doanh thu – lợi nhuận. Xác định thành phần nguồn vốn cho phép doanh nghiệp tối đa hóa nguồn vốn và đạt mục tiêu kinh doanh hiệu quả.

Lựa chọn nguồn vốn

Lựa chọn nguồn vốn chính xác và hợp lý có thể ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lựa chọn nguồn vốn, doanh nghiệp có thể xem xét các yếu tố dưới đây:

– Phát hành cổ phiếu và trái phiếu

– Các khoản tiền vay được lấy từ ngân hàng và các công ty tài chính

– Tiền gửi công khai được rút ra dưới dạng tín phiếu

Lựa chọn yếu tố sẽ phụ thuộc vào giá trị tương đối và mức độ rủi ro của mỗi nguồn và thời gian tài trợ.

Xác định đầu tư nguồn vốn

Việc định hướng đầu tư đúng cách và phù hợp có thể mang lại nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp mang lại lợi nhuận, từ đó có thể tiếp tục phát triển các dự án mới và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Giải quyết thặng dư

Thặng dư xảy ra khi doanh nghiệp có tổng thu nhập vượt xa tổng chi phí theo các cam kết tài chính. Có một vài cách xử lý thặng dư mà doanh nghiệp có thể sử dụng:

Đầu tư lại vào các hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp có thể dùng thặng dư để bổ sung vốn lưu động, mở rộng kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, hay tiến hành các chiến lược mở rộng thị trường.

Trả cổ tức cho cổ đông: Trong trường hợp doanh nghiệp là công ty cổ phần, giải quyết ặng dư thông qua việc trả cổ tức cho cổ đông là một phương án phổ biến. Điều này giúp chia sẻ lợi ích tài chính với cổ đông và gia tăng niềm tin cùng sự ủng hộ từ phía cổ đông.

Tạo quỹ dự phòng: Giải quyết thặng dư bằng cách tạo quỹ dự phòng để doanh nghiệp ứng phó với các nguy cơ tiềm ẩn và tình huống khẩn cấp trong tương lai. Quỹ dự phòng có thể được dùng để hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, khắc phục hậu quả của dịch bệnh, hay đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Quản lý tiền mặt

Người có trách nhiệm quản lý tài chính doanh nghiệp tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 174/2016/NĐ-CP cần phải đưa ra quyết định liên quan đến vấn đề sử dụng tiền mặt. Tiền mặt được sử dụng cho nhiều mục đích như thanh toán tiền lương, hoá đơn điện nước, thanh toán công nợ, trả các khoản nợ quá hạn, giữ cổ phần, mua nguyên vật liệu.

Kiểm soát tài chính rõ ràng, minh bạch

Người quản lý tài chính doanh nghiệp không những lập kế hoạch quản lý rủi ro tài chính mà còn cần kiểm soát tài chính kinh tế. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp như phân tích tỷ lệ dự đoán tài chính, theo dõi và kiểm soát lãi

Các mức độ quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp có nhiều mức độ khác nhau đương nhiên là yêu cầu quản lý, công cụ hỗ trợ cũng khác nhau.

– Mức thô sơ: Mục đích là để lập hoá đơn tài chính hoặc báo cáo thuế

– Mức căn bản: Đưa ra toàn bộ các báo cáo tài chính và quản trị theo yêu cầu kiểm toán đòi hỏi hoặc nhu cầu quản lý căn bản của doanh nghiệp liên quan đến tiền hàng.

– Mức nâng cao: Ra được các báo cáo phân tích tài chính và mô hình tài chính trên quy mô tổng hợp nhiều chi nhánh và truy cập mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị di động (điện toán đám mây hoặc di động). Có thể xử lý được khối lượng dữ liệu khổng lồ và đảm bảo an toàn dữ liệu gần như tuyệt đối.

Trong đó, công cụ excel có thể đáp ứng được mức quản trị đơn giản và cơ bản nhưng cũng mất khá nhiều thời gian và công sức. Ở mức nâng cao, bắt buộc doanh nghiệp phải dùng thêm các phần mềm kế toán độc lập khác để tích hợp trong phần mềm ERP để quản lý tốt hơn, hiệu quả và chính xác hơn.

Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

3 mức độ quản trị tài chính doanh nghiệp

Các mức đồ quản trị tài chính doanh nghiệp

Hình 3: 3 mức độ quản trị tài chính doanh nghiệp

Vấn đề khó khăn khi quản trị tài chính doanh nghiệp 

Quản trị tài chính doanh nghiệp có thể đối mặt với một số khó khăn và thách thức thì dưới đây sẽ là một số vấn đề thường gặp nhất. 

1. Quản lý rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính là một khía cạnh quan trọng của quản trị tài chính. Các yếu tố như biến động thị trường, thay đổi tỷ giá, lãi suất, rủi ro tín dụng và rủi ro về thanh khoản có thể ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp phải có kế hoạch để xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro này để đảm bảo sự ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

2. Tìm nguồn vốn (quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp): Một khía cạnh quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp là tìm kiếm và quản lý nguồn vốn cho doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc đánh giá các phương thức tài trợ khác nhau như vốn chủ sở hữu, vay mượn, vốn rủi ro, hay huy động vốn từ thị trường tài chính. Quản trị tài chính cần đưa ra quyết định thông minh về việc sử dụng và quản lý nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.

3. Quản lý dòng tiền: Quản lý dòng tiền là một vấn đề quan trọng trong quản trị tài chính. Quản trị tài chính cần đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hàng ngày, thanh toán nợ, chi trả lương, và duy trì hoạt động kinh doanh. Đồng thời, cần quản lý và tối ưu hóa quỹ tiền mặt để đạt được mục tiêu tài chính dài hạn của doanh nghiệp.

4. Phân bổ tài chính: Quản trị tài chính đối mặt với thách thức trong việc phân bổ tài chính một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việc quyết định đầu tư vào các dự án, phân phối lợi nhuận, quản lý dư nợ và vốn chủ sở hữu, và tối ưu hóa cấu trúc tài chính. Quản trị tài chính phải đánh giá và đưa ra quyết định thông minh để tối đa hóa giá trị cho cổ đông và đảm bảo sự ổn định tài chính của doanh nghiệp.

5. Tuân thủ quy định pháp lý : Quản trị tài chính phải tuân thủ các quy định và quy tắc pháp lý liên quan đến tài chính và báo cáo tài chính. Điều này đảm bảo tính minh bạch, đáng tin cậy và phù hợp với các yêu cầu pháp lý. Quản trị tài chính cần nắm vững các quy định và đảm bảo rằng quy trình tài chính của doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý.

Tìm hiểu thêm: 4 nguyên nhân gây ra dẫn đến doanh nghiệp chưa tuần thủ pháp luật

6. Biến đổi công nghệ: Sự phát triển công nghệ có thể tạo ra những thách thức mới đối với quản trị tài chính. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain và khám phá dữ liệu mở ra cơ hội và thách thức mới trong việc quản lý dữ liệu tài chính, phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định tài chính. Quản trị tài chính cần nắm bắt và sử dụng những công nghệ này để nâng cao hiệu suất và hiệu quả trong quản trị tài chính.

7. Biến đổi thị trường: Thị trường kinh doanh luôn thay đổi và biến động, và điều này có thể tạo ra khó khăn cho quản trị tài chính. Thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh, chính sách kinh tế và yếu tố xã hội có thể ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp cần theo dõi và đưa ra các biện pháp đối phó linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi trên thị trường.

Đây là những vấn đề mà các doanh nghiệp hay gặp phải, từ những vấn đề nên trên doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp để tránh những khó khăn rủi ro và quản trị tài chính doanh nghiệp một cách hợp lý nhất. Hy vọng bài viết sẽ đem lại lợi cho doanh nghiệp của bạn. Nếu doanh nghiệp bạn đang cần kê khai thuế hay các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp có thể liên hệ cho Ontax để được hỗ trợ.