Trong hệ thống thuế của một quốc gia, thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò lớn trong việc thu thuế cho ngân sách quốc gia và cung cấp nguồn lực tài chính cho các chương trình và chính sách công. Tuy nhiên, điều cần thiết là hiểu rõ cách tính thuế thu nhập cá nhân ra sao và các quy định liên quan để đảm bảo tuân thủ pháp luật một cách đúng đắn. Hãy cùng Ontax tìm hiểu thêm về thuế thu nhập cá nhân và cách tính thuế để có cái nhìn toàn diện.
Nội dung
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ đi khoản thu nhập miễn thuế và các khoản thu nhập giảm trừ gia cảnh. Thuế TNCN là một trong những khoản thu chủ yếu của ngân sách. Là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân để đóng góp vào sự nghiệp chung của tổ quốc.
Thuế TNCN được xác định trên cơ sở thu nhập và khả năng nộp thuế. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp chỉ đủ tự nuôi sống bản thân và gia đình dưới mức cần thiết.
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
(Ảnh minh họa)
Các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Người nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, có thu nhập tính thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP.
Đối với cá nhân cư trú
- Thu nhập chịu thuế là tất cả các loại thu nhập phát sinh cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phụ thuộc vào nơi trả thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú
- Thu nhập chịu thuế là tất cả các loại thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phụ thuộc vào nơi trả hoặc nhận thu nhập.
Mức đóng thuế thu nhập cá nhân
Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 đã quy định mới về mức giảm trừ gia cảnh năm 2024 cụ thể như sau:
- Mức giảm trừ đối với cá nhân nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ cho mỗi người lao động là 4,4 triệu đồng/tháng.
Vậy là hiện nay những người có mức lương trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Hiện tại có 3 cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công dành cho 3 đối tượng khác nhau:
- Tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên
- Khấu trừ 10% dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HỢP ĐỒNG
- Khấu trừ 20% cho cá nhân không cư trú chủ yếu là người nước ngoài.
Công thức tính thuế TNCN
Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
Căn cứ tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 7, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN của cá nhân có ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được tính theo công thức sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Theo đó, để tính được số thuế phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Đối với cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên (phương pháp Biểu luỹ tiến từng phần – Tính theo bậc thuế sau đó cộng lại). Chi tiết theo bảng sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Hoặc cũng có thể áp dụng phương pháp rút gọn theo Phụ lục: 01/PL-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng (đồng) | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu | 5% | 0 triệu + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 triệu đến 10 triệu | 10% | 0,25 triệu + 10% TNTT trên 5 triệu | 10% TNTT – 0,25 triệu |
3 | Trên 10 triệu đến 18 triệu | 15% | 0,75 triệu + 15% TNTT trên 10 triệu | 15% TNTT – 0,75 triệu |
4 | Trên 18 triệu đến 32 triệu | 20% | 1,95 triệu + 20% TNTT trên 18 triệu | 20% TNTT – 1,65 triệu |
5 | Trên 32 triệu đến 52 triệu | 25% | 4,75 triệu + 25% TNTT trên 32 triệu | 25% TNTT – 3,25 triệu |
6 | Trên 52 triệu đến 80 triệu | 30% | 9,75 triệu + 30% TNTT trên 52 triệu | 30 % TNTT – 5,85 triệu |
7 | Trên 80 triệu | 35% | 18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu | 35% TNTT – 9,85 triệu |
Không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
- Cá nhân ký hợp đồng < 3 tháng: tổng thu nhập ≥ 2 triệu đồng → trừ 10% thuế khi trả lương.
- Không ký hợp đồng lao động: thu nhập ≥ 2 triệu đồng → trừ 10% thuế khi trả lương trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08CKTNCN (nếu đủ điều kiện).
Số thuế phải nộp được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
Đối với cá nhân không cư trú
Theo Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất (20%).
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
- Thu nhập chịu thuế được xác định tương tự như thuế thu nhập cá nhân của người cư trú, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 1112013TTBTC.
Xác định thu nhập chịu thuế khi làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài
- Nếu không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam, hãy áp dụng công thức sau:
Trường hợp 1: Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam | = | Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam | x | Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) | + | Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Tổng số ngày làm việc trong năm |
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
Trường hợp 2: Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam | = | Số ngày có mặt ở Việt Nam | x | Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) | + | Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
365 ngày |
Thu nhập chịu thuế khác (miễn thuế) phát sinh tại Việt Nam trong các trường hợp nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công mà người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Công thức – 3 cách để tính thuế thu nhập cá nhân
Trên đây là một số cách và công thức để các bạn có thể tính thuế thu nhập cá nhân của riêng mình. Hay bạn muốn tra mã số thuế cá nhân bằng cccd có thể tìm hiểu thêm. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến lợi ích cho bạn trong việc tính thuế thu nhập cá nhân. Chúc bạn thành công.
Tham khảo thêm: Tự khai thuế thu nhập cá nhân