Quy định báo cáo thuế – 2 Thời hạn để nộp báo cáo thuế mà các doanh nghiệp nên biết.

Tác giả: Tường Vy
Ngày đăng: 16/05/2024

Việc tuân thủ các quy định báo cáo thuế là một trong những yêu cầu pháp lý quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.Trong bài viết này, Ontax sẽ tìm hiểu về các quy định chính yếu liên quan đến việc báo cáo thuế của doanh nghiệp. Từ việc xác định các loại thuế cần nộp, cho đến các yêu cầu về hồ sơ, thời hạn và các hình thức báo cáo. Bài viết cũng sẽ đề cập đến những lưu ý quan trọng để doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định báo cáo thuế và tránh các rủi ro về mặt pháp lý.

Các quy định báo cáo thuế và thời hạn nộp báo cáo

Quy định báo cáo thuế và thời hạn nộp

Hình 1: Các quy định báo cáo thuế và thời hạn nộp báo cáo

Quy định báo cáo thuế là gì?

Quy định báo cáo thuế là các điều luật, quy định và hướng dẫn chính thức do các cơ quan nhà nước ban hành, liên quan đến việc doanh nghiệp phải báo cáo và nộp các khoản thuế.

Cụ thể, các quy định báo cáo thuế bao gồm:

1. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp:

   – Thuế thu nhập doanh nghiệp

   – Thuế giá trị gia tăng (VAT)

   – Các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, v.v.

2. Thời hạn nộp báo cáo và thanh toán thuế:

   – Thời hạn nộp báo cáo và thanh toán thuế được quy định cụ thể cho từng loại thuế.

   – Thông thường là hàng quý hoặc hàng năm.

   – Doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt để tránh bị phạt

3. Hình thức báo cáo:

   – Báo cáo thuế thường được nộp bằng văn bản hoặc nộp qua hệ thống khai thuế điện tử.

   – Các biểu mẫu báo cáo cần được điền đầy đủ và chính xác.

4. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu: 

– Doanh nghiệp phải lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến báo cáo thuế. 

– Thời gian lưu trữ thường là 5 năm. 

5. Xử lý vi phạm:

   – Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ báo cáo thuế sẽ bị phạt tiền hoặc bị xử lý khác.

Thời hạn nộp báo cáo thuế doanh nghiệp

Thời hạn nộp báo cáo thuế của doanh nghiệp

Hình 2: Thời hạn để nộp báo cáo thuế

Quy định báo cáo thuế sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp báo cáo thuế theo tháng hay quý

Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế GTGT là loại thuế kê khai theo Tháng.

Trường hợp các doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn kê khai thuế theo Quý. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được quy định như sau: 

  • Báo cáo theo quý, thời hạn nộp báo cáo khai thuế và cố thuế chậm nhất ngày 30 của tháng đầu quý sau. 
  • Báo cáo theo tháng, thời hạn nộp báo cáo khai thuế và cố thuế chậm nhất ngày 20 của tháng sau.

Nếu khai thuế chậm, doanh nghiệp sẽ bị  phạt theo quy định của pháp luật ( Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP) . Vì vậy, bộ phận kế toán nên lập tờ khai thuế trước và kiểm tra xem các thông tin trong báo cáo đã đầy đủ hay chưa.

Quy định báo cáo thuế cần nộp theo tháng, quý

Thuế gia tăng giá trị

Doanh nghiệp cần xác định phương pháp báo cáo thuế giá trị gia tăng, trực tiếp hay gián tiếp. Tiếp theo, chuẩn bị các chứng từ phù hợp cho tờ khai thuế GTGT đã xác định. 

Cách 1: Báo cáo tháng/quý 

Khai thuế giá trị gia tăng hàng quý đối với doanh nghiệp mới thành lập. Nếu công ty đang hoạt động tạo thu nhập thì  chia làm 2 trường hợp như sau: 

  • Nếu doanh thu năm trước nhỏ 50 tỷ đồng thì -> khai thuế giá trị gia tăng theo quý. 
  • Nếu doanh thu năm trước trên 50 tỷ đồng thì ->  khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng. 

Cách 2: Báo cáo theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp 

  • Khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: Công ty đang hoạt động có doanh thu trên 1 tỷ đồng và công ty đăng ký tự nguyện 
  • Khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp: doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu dưới 1 tỷ đồng

Có thể bạn muốn tham khảo thêm: Thuế gia tăng giá trị là gì (VAT)?

Thuế thu nhập cá nhân   

Thuế thu nhập cá nhân được báo cáo là thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, nếu khai thuế giá trị gia tăng  theo quý thì thuế thu nhập cá nhân cũng được khai theo quý. 

Doanh nghiệp nếu kê khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng phải thỏa mãn điều kiện là số thuế hàng tháng nộp cho cơ quan quản lý thuế phải lớn hơn 50 triệu đồng/ tháng. Nếu số thuế thu nhập cá nhân nhỏ hơn 50 triệu đồng/ tháng thì buộc phải kê khai thuế theo quý.

Tìm hiểu thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, cần kê khai cụ thể, chi tiết theo từng loại giấy tờ liên quan trong năm mới đủ cơ sở để nộp báo cáo thuế. Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường được kê khai theo quý. Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp lớn thì doanh nghiệp nộp số thuế phát sinh đó chậm nhất vào ngày 30 của quý kế tiếp.

Những lưu ý về quy định báo cáo thuế theo tháng, quý

Những lưu ý quan trọng về báo cáo thuế

Hình 3: Những lưu ý về quy định báo cáo thuế theo tháng, quý

Thu thập và lưu giữ toàn bộ hoá đơn, sổ sách, chứng từ liên quan đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Điều này sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của số liệu trong báo cáo thuế:

  • Sắp xếp các hoá đơn đã bán ra theo một trình tự rõ ràng, hợp lý
  • Phân biệt chính xác vật tư, nguyên liệu, dụng cụ, máy móc trong quá trình nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán.
  • Cần có bản sao của chứng từ dự phòng khi mất không hợp lệ
  • Kiểm tra cẩn thận, chính xác trước khi xuất chứng từ
  • Xử lý những vấn đề không có trong bảng cân đối kế toán
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để đối chiếu với tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp.

Tìm hiểu thêm: Kế toán doanh nghiệp là gì?

Bài viết trên đã cho các bạn hiểu rõ và tuân thủ các quy định báo cáo thuế không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp, mà còn là một cách để xây dựng uy tín và mối quan hệ tốt với cơ quan quản lý thuế. Thông qua việc nắm bắt và áp dụng đúng các quy định báo cáo thuế này, doanh nghiệp sẽ có thể hoạt động một cách minh bạch, hiệu quả và hợp pháp.