“CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU HÓA THUẾ: XÂY DỰNG SỰ CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH VÀ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT”

Tác giả: Tường Vy
Ngày đăng: 11/04/2024

Dù doanh nghiệp bạn có lớn hay nhỏ, thì việc tối ưu hoá thuế là nhiệm vụ mà các doanh nghiệp nào cũng cần phải đối mặt.

“Vi phạm các quy định về thuế để làm cho số thuế phải nộp là nhỏ nhất” là điều cần tránh. Bạn cần nhớ rằng “Số thuế phải nộp là nhỏ nhất nhưng vẫn phải đúng theo pháp luật”. Trốn thuế, lách thuế ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn. Thực tế, ranh giới giữa các khái niệm này không hẳn đã rõ ràng. Việc không hiểu được nguyên do của “Số thuế phải nộp là nhỏ nhất” có thể khiến bạn vi phạm quy định về thuế. Để hiểu rõ hơn về một số chiến lược tối ưu hóa cho doanh nghiệp thì bạn hãy cùng ontax đi vào tìm hiểu hơn nhé.

CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU HÓA CHO DOANH NGHIỆP

Chiến lược tối ưu hóa là gì? 

Chiến lược tối ưu hóa là quá trình tìm kiếm và áp dụng các biện pháp và phương pháp nhằm tăng cường hiệu suất, hiệu quả và hiệu năng của doanh nghiệp được gọi là chiến lược tối ưu hoá. Mục tiêu chính của chiến lược này là cải thiện các quy trình, hệ thống và hoạt động của doanh nghiệp để đạt được kết quả tốt hơn. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý từ khách hàng và cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường.

Thực trạng tối ưu thuế của các doanh nghiệp hiện nay. 

Thực trạng tối ưu thuế của các doanh nghiệp hiện nay là một vấn đề đang nhận được sự quan tâm và tranh luận trong cộng đồng kinh doanh và xã hội. Một số điểm quan trọng liên đến thực trạng hiện nay: 

  • Tầm quan trọng của tối ưu thuế: Việc tối ưu hóa thuế là một phần không thể thiếu trong việc quản lý tài chính của các tổ chức kinh doanh. Bằng cách giảm thiểu số tiền phải đóng thuế, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để đầu tư vào mở rộng kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
  • Biện pháp tối ưu thuế hợp pháp và không hợp pháp: Tối ưu thuế có thể được tiến hành bằng cách sử dụng các công cụ pháp lý và hợp pháp để cắt giảm tổng số thuế phải nộp.
  • Sự phức tạp và khác biệt về quy định thuế: Quy định thuế có thể phức tạp và khác biệt giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc ngành nghề. Tạo ra một môi trường pháp lý phức tạp và khó khăn cho các doanh nghiệp. 
  • Áp lực từ công chúng và chính phủ: Công chúng và chính phủ rất quan tâm đến việc nộp thuế của các doanh nghiệp. Sự minh bạch và trách nhiệm xã hội đối với việc nộp thuế được đưa lên trên hết. Công chúng đòi hỏi sự minh bạch về hoạt động thuế của các doanh nghiệp và chính phủ thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa việc né tránh thuế và bảo đảm sự công bằng đối với việc nộp thuế.

Một số biện pháp điển hình doanh nghiệp sử dụng: 

Trốn thuế là gì?

Là hành động không hợp pháp và vi phạm luật thuế của một quốc gia để tránh hoặc giảm thiểu việc hoàn trả khoản tiền thuế phù hợp. Mặc dù không thể cung cấp thông tin chính xác cho từng trường hợp cụ thể hiện nay:

  • Giấu giếm thuế
  • Chuyển giá giả
  • Sử dụng cơ chế tài chính tinh vi
  • Thành lập các doanh nghiệp “ma”
  • Đẩy giá vật liệu tăng cao

Tránh thuế là gì?

Là hành vi hợp pháp khác mà người đóng thuế tận dụng các chính sách và lỗ hổng pháp luật nhằm giảm bớt tổng số tiền thuế phải nộp mà không vi phạm pháp luật thuế. Người đóng thuế thường tận dụng các ưu đãi, khuyến mãi, miễn trừ thuế và các nguồn lực tài chính hợp pháp nhằm cắt giảm số thuế phải trả.

Sự khác biệt giữa trốn thuế và tránh thuế.

Trốn thuếTránh thuế
Định nghĩa Hành vi vi phạm luật thuế bằng cách giấu giếm thuế hoặc gian lận thuế.Sử dụng các biện pháp hợp pháp nhằm giảm thiểu số tiền thuế phải trả.
Tính hợp pháp Bất hợp pháp       Hợp pháp   
Tuân thủ luật thuế Vi phạm luật thuế     Tuân thủ luật thuế             
Ví dụ – Giấu giếm thuế bằng cách không khai báo thuế đúng quy định.
– Làm giả hóa đơn, chứng từ để trốn thuế
Chuyển tiền qua các tài khoản ở nước ngoài để tránh thuế.
– Tận dụng các ưu đãi thuế được quy định pháp luật.
– Sử dụng các chiến lược tối ưu hóa pháp lý và cơ chế tài chính hợp pháp để giảm thiểu thuế.
– Tư vấn thuế để xây dựng kế hoạch thuế phù hợp. 
Hậu quảPháp lý truy cứu, xử phạt vi phạm thuế Pháp lý không truy cứu, vì đây là hành vi hợp pháp 
Công bằng thuế Gây thiệt hại cho hệ thống thuế, tăng gánh nặng cho người đóng thuế hợp pháp.Có thể gây tranh cãi về tính công bằng và đạo đức, tuy nhiên hoạt động hợp pháp
Bảng 1: So sánh giữa trốn thuế và tránh thuế

Làm thế nào để tối ưu thuế phải nộp mà vẫn tuân thủ theo đúng quy định pháp luật?

Đối với những tư vấn chuyên gia tài giỏi, không điều gì có thể làm khó họ. Họ sẽ biến “tảng đá” cản đường trở thành một cây cầu để vượt sông. Họ sẽ nắm bắt ngay câu trả lời “vẫn đúng luật” để trở thành người tiên phong giải quyết vấn đề pháp lý của mình. Lúc này, họ sẽ vận dụng các phương pháp tối ưu hoá chi phí thuế trong dài hạn, tức là ghi nhận sớm hơn một khoản chi phí và cố gắng đẩy lùi ngày càng xa việc ghi nhận một khoản

Làm thế nào để tối ưu thuế phải nộp mà vẫn tuân thủ theo đúng quy định pháp luật?

Để tối ưu hóa số tiền thuế phải nộp mà vẫn tuân thủ đúng quy định pháp luật, bạn có thể áp dụng các phương pháp và chiến lược tối ưu hóa sau:

  • Hiểu rõ quy định thuế(quy định thuế mới 01/2024): Hãy tìm hiểu kỹ về quy định thuế của quốc gia hoặc khu vực mà bạn đang hoạt động và cập nhật được những quy định thuế mới. Nắm vững các quy định, ưu đãi thuế và các lỗ hổng pháp lý có thể được tận dụng.
  • Kế hoạch thuế: Hợp tác với chuyên gia thuế hoặc nhà tư vấn thuế để xây dựng kế hoạch thuế phù hợp với tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của bạn. Kế hoạch thuế có thể giúp tận dụng các quy định thuế và các cơ chế tài chính để giảm thiểu số tiền thuế phải trả.
  • Sử dụng các ưu đãi thuế (Ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ phát triển một số ngành) : Xem xét và sử dụng các ưu đãi thuế do pháp luật cung cấp. Điều này có thể bao gồm các ưu đãi đối với ngành công nghiệp, khu vực địa lý, hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ xã hội, v.v.
  • Quản lý thuế tốt: Đảm bảo rằng bạn giữ báo cáo thuế chính xác và minh bạch để tránh trường hợp xảy ra những rủi ro cho doanh nghiệp. Theo dõi các ngày hạn nộp thuế và tuân thủ các quy định liên quan đến phân loại thuế. Tránh vi phạm các quy định thuế và tuân thủ các quy định về phân loại thuế và kê khai thuế.
  • Sử dụng cơ chế tài chính hợp pháp: Tìm hiểu về các cơ chế tài chính được quy định bởi pháp luật để giảm thiểu số tiền thuế phải trả. Điều này có thể bao gồm đầu tư vào các quỹ hưu trí, bảo hiểm, sử dụng các khoản đầu tư có thuế ưu đãi hoặc tận dụng các chính sách về khấu trừ thuế.
  • Tuân thủ quy định thuế: Đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định thuế và yêu cầu báo cáo. Tránh vi phạm luật thuế hoặc sử dụng các biện pháp trái pháp luật để giảm thiểu thuế.
  • Tư vấn chuyên gia: Nếu bạn gặp khó khăn hoặc muốn đảm bảo tuân thủ đúng quy định thuế, hãy tìm sự tư vấn từ chuyên gia thuế hoặc nhà tư vấn thuế. Họ có kiến thức chuyên sâu về quy định thuế và có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thuế mà vẫn tuân thủ pháp luật.

Mốt số giải pháp nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhìn thấy nếu biết cách xây dựng một Kế hoạch thuế dài hạn. Trong kế hoạch kinh doanh sẽ có kế hoạch tài chính, từ kế hoạch tài chính sẽ xây dựng được lên kế hoạch thuế, để từ đó người làm thuế có thể dự đoán được doanh thu, chi phí, số thuế cần nộp phát sinh, lợi nhuận thuế.

Lúc đó doanh nghiệp sẽ phân biệt được các hình thức trốn thuế và tránh thuế nhằm quản lý doanh nghiệp mình, công ty một cách có hiệu quả và đúng theo qui định của pháp luật. Để thưc hiện tốt chiến lược tối ưu hoá thuế, doanh nghiệp phải nắm rõ và áp dụng các phương pháp nhằm làm sao cho tự mình có thể quản lý các chi phí thuế trong phạm vi an toàn của pháp luật, nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp