Bật mí về 6 điều kiện thành lập doanh nghiệp mà bạn phải biết.

Tác giả: Tường Vy
Ngày đăng: 13/05/2024

Trong bài viết ngày hôm nay, Ontax sẽ bật mí cho bạn 6 điều kiện để thành lập doanh nghiệp. Việc tìm hiểu về điều kiện để thành lập doanh nghiệp cũng như là tuân thủ các quy định là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo sự hợp pháp và thành công của doanh nghiệp. Trước khi thành lập doanh nghiệp, người khởi tạo cần tìm hiểu và tham khảo về quy định pháp lý và cơ quan chức năng liên quan nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các điều kiện quy định.

Các điều kiện để thanh lập doanh nghiệp

Các điều kiện thành lập doanh nghiệp thành công.

Hình 1. Các điều kiện thanh lập doanh nghiệp

Các điều kiện thành lập doanh nghiệp, công ty

Điều kiện về vốn các điều lệ và vốn pháp lý thành lập doanh nghiệp 

Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Vốn điều lệ (hay thường được gọi là vốn đăng ký) là tổng số tiền hoặc tài sản do các cổ đông hoặc thành viên của một doanh nghiệp đã đóng góp nhằm thành lập và duy trì hoạt động của doanh nghiệp đó. Nó được xác định ban đầu khi doanh nghiệp được thành lập và có thể thay đổi theo thời gian khi có sự thay đổi hoặc tăng giảm vốn.”

Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp ngoại trừ các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định (104 ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Tuy nhiên vốn điều lệ có thể hiểu là tổng số vốn do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp vào vì thế cần phải căn cứ trên tình hình thực tế và tổng số vốn chắc chắn có thể góp để đăng ký mức vốn điều lệ một cách hợp lý nhất.

  • Đăng ký trong thời hạn 90 ngày (đủ số vốn điều lệ) -> được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp.
  • Quá thời hạn quy định nếu doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Theo khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp sau:

  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người chưa đủ 18 tuổi, không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập cơ sở kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam.
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những trường hợp được giao làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

  • Người đại diện doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ( không thuộc vào các đối tượng ở mục 2 đã nêu). Người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
  • Người đại diện theo pháp luật có thể là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài. Theo điều lệ của công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền lợi, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh như sau: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tuỳ thuộc vào loại hình mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  • Nếu doanh nghiệp có người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Hình 2: Người đại diện theo pháp lý

Điều kiện về tên công ty

Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020

Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

Tên doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau:

  • Đối với loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hay “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần, hay “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh, hay “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.”

Xem thêm: Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp

Điều kiện về trụ sở chính của công ty

Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);

Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

Điều kiện về ngành nghề của công ty

Doanh nghiệp được phép đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không nằm trong danh sách cấm (danh sách các ngành nghề cấm), miễn là các ngành nghề đó phải có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định rõ tại văn bản pháp luật chuyên ngành.

Còn đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tra cứu danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.

Hình 3: Các ngành nghề nằm trong danh sách cấm

Trên đây là 6 điều kiện thành lập doanh nghiệp để bạn định hướng những nội dung cần thiết cho việc chuẩn bị thành lập. Nếu bạn gặp khó khăn thực hiện thủ tục thành lập công ty, bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập doanh nghiệp có thể liên hệ chúng tôi để tư vấn kỹ hơn. 

Tìm hiểu thêm: 3 quy trình thành lập doanh nghiệp